THỰC TRẠNG LOÃNG XƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH

Vũ Phương Dung1, Đỗ Thị Khánh Hỷ2
1 Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 2. Khảo sát thực trạng loãng xương người cao tuổi (NCT) đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình; 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương ở các đối tượng trên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 385 bệnh nhân cao tuổi tới khám tại khoa Khám bệnh và khám bệnh yêu cầu Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Ninh Bình từ tháng 7 năm 2020 tới tháng 9 năm 2021. Kết quả: Hơn một nửa số đối tượng nghiên cứu bị loãng xương cột sống thắt lưng (59,5%), tỷ lệ giảm mật độ xương cột sống thắt lưng là 30,4%. Tỷ lệ loãng xương cột sống thắt lưng là 18,7% và giảm mật độ xương cổ xương đùi là 45,5%. Tỷ lệ loãng xương cao hơn rõ rệt ở nữ so với nam, ở người trên 70 tuổi so với người trẻ hơn. Các yếu tố nguy cơ loãng xương ở đối tượng nghiên cứu bao gồm chỉ số khối cơ thể, có từ 5 yếu tố nguy cơ trở lên và có từ 3 bệnh mạn tính trở lên. Các yếu tố nguy cơ loãng xương ở nữ giới bao gồm tuổi mãn kinh, thời gian mãn kinh, số lần sinh con, thời gian cho con bú và tình trạng cắt buống trứng. Hút thuốc và uống rượu được xem là các yếu tố nguy cơ loãng xương ở nam giới. Kết luận: Tỷ lệ LX khá cao ở NCT và có liên quan tới tuổi, giới, một số yếu tố sức khỏe sinh sản ở nữ và các hành vi nguy cơ ở nam giới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Strom O, Borgstrom F, Kanis JA et al., Osteoporosis: buden,hearlth care provision and oportunities in the EU. a report in collaboration with the international Osteoporosis Foundation and the European Federration ofPharmaceutical Industry Associations, Arch Osteoporos, 2011, 6: 59-155.
2. Hiep DT, Evaluation of the Score in screening for osteoporosis risk in postmenopausal women, Thesis of Doctor CK2, Hanoi Medical University, 2015, Hanoi.
3. Thuy NTP, Research on osteoporosis in elderly type 2 diabetes patients, Hanoi Medical University, 2012, Hanoi.
4. Looker AC, Orwoll ES, Johnston CC et al., (1997), Prevalence of low femoral bone density in older U.S. adults from NHANES III, J Bone Miner Res, 1977, 12(11): 1761-8.
5. Kanis JA, Johnell O, Oden A et al., Risk of hip fracture according to the World Health Organization criteria for osteopenia and osteoporosis, Bone, 2000, 27(5): 585-90.
6. Matthew TD, Mohammad HM, Karen F et al., MauckRisk Factors for Low Bone Mass-Related Fractures in Men: A Systematic Review and Meta-Analysis, The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 2012, 97(6): 1861-1870.
7. Lan NTN, Survey of risk factors for osteoporosis in Vietnamese women aged 50 years and older and men aged 60 years and older, Journal of Medical Research, 2015. 97(5): 91 – 98.
8. Hodson J, Marsh J, Quantitative ultrasound and risk factor enquiry as predictors of postmenopausal osteoporosis: comparative study in primary care, BMJ, 2003, 326(7401): 1250-1.
9. Thuy TTM, Lan NTN, Research on risk factors for osteoporosis and assess fracture risk according to the FRAX model in women aged 50 years and older, Hanoi Medical University, 2012.
10. Hwang IR, Choi YK, Lee WK et al., Association between prolonged breastfeeding and bone mineral density and osteoporosis in postmenopausal women: KNHANES 2010-2011, Osteoporosis International, 2016, 27(1): 257-265.