36. TRẢI NGHIỆM HỌC TRỰC TUYẾN TRONG NĂM HỌC 2021-2022 CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 5 (KHÓA 2018-2024) NGÀNH BÁC SỸ Y KHOA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thu Thủy1, Nguyễn Thị Kim Ngân1, Lê Thị Ngọc Anh1, Đỗ Thị Diệu Linh1, Nguyễn Đức Mạnh1, Nguyễn Thị Ánh Dương1, Nguyễn Quốc Khải1, Đặng Phương Lâm1, Phạm Thị Kim Dung1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả trải nghiệm học trực tuyến trong năm học 2021-2022 của sinh viên năm thứ 5 (khóa 2018-2024) ngành Bác sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 272 sinh viên năm thứ 5 (khóa 2018-2024) ngành Bác sỹ Y khoa bằng bộ câu hỏi tự điền.


Kết quả: Sinh viên (92,9%) học lý thuyết và (78,7%) học thực hành lâm sàng theo hình thức trực tuyến. Các module, bài học được thiết kế rõ ràng (66,2%); Giảng viên đã sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực kích thích sự động não (69,4%), tuy nhiên chỉ có 50,7% sinh viên mạnh dạn phát biểu ý kiến trong giờ học; Học trực tuyến lý thuyết sinh viên có thể tự do thảo luận với các bạn ở 1 phòng zoom riêng (75,7%); Học lâm sàng: vì học qua video nên không thực hiện được các kỹ năng thăm khám trực tiếp trên người bệnh (80,5%); Trong quá trình học, sinh viên cảm thấy: hứng thú và thích học trực tuyến (47,8%), có kinh nghiệm về hình thức học mới trong điều kiện dịch bệnh xảy ra (78,6%). Thuận lợi, khó khăn: Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, lưu giữ và xem lại được bài giảng (87,9%); Giảm được nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong thời gian dịch bệnh (90,8%). Tuy nhiên khó khăn khi tập trung chú ý (43,4%), không cảm nhận được bối cảnh ở bệnh viện như trên thực tế (57,3%), Hạn chế việc rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng/kinh nghiệm thực tế lâm sàng (62,9%).


Kết luận: Sinh viên có nhiều trải nghiệm khác nhau trong quá trình học trực tuyến trên nhiều khía cạnh: hoạt động giảng dạy, sự tương tác với giảng viên, sinh viên khác, với người bệnh, quá trình học. Học trực tuyến có nhiều thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn đặc biệt khi học thực hành lâm sàng. Để nâng cao hiệu quả của hình thức học tập này cần lựa chọn những nội dung học tập phù hợp khi áp dụng và có sự kết hợp với hình thức học trực tiếp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Anderson T. The Theory and Practice of Online Learning. Athabasca University Press; 2008.
[2] Panahi P, Borna F. Distance learning: challenges, new solution. IEEE; 2014:653-656.
[3] Alkalash SH, Alabdali JA, Aldabli AO, et al. Perceptions of distance learning among Al-Qunfudhah medical students during the COVID-19 pandemic. 2022;17(3):516-522.
[4] Amir LR, Tanti I, Maharani DA, et al. Student perspective of classroom and distance learning during COVID-19 pandemic in the undergraduate dental study program Universitas Indonesia. BMC Med Educ. 2020;20(1):392. doi:10.1186/s12909-020-02312-0
[5] Nghĩa LH, Hường HTLK, Phương LTL, Tiên LC, Hà CTT, Đàn NV. Đánh giá của giảng viên và sinh viên về chất lượng phần mềm và hiệu quả giảng dạy – học trực tuyến mùa dịch COVID-19 tại Khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp Chí Khoa Học. 2021;18(2):358. doi:10.54607/hcmue.js.18.2.2679(2021)
[6] Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến (2021)
[7] Phượng NT, Lương T. Thuận lợi và khó khăn trong học tập trực tuyến của sinh viên trường đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ đại học Thái Nguyên. 229(04): 355 – 363. https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8849
[8] Phạm LD, Trần TL. Thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trong đại dịch Covid-19. 2020;
[9] Alkalash SH, Alabdali JA, Aldabli AO, et al. Perceptions of distance learning among Al-Qunfudhah medical students during the COVID-19 pandemic. 2022;17(3):516-522.