13. TÌNH HÌNH BỆNH NẤM MÓNG Ở NGƯỜI DÂN CÁC TỈNH NAM BỘ NĂM 2024

Nguyễn Đức Thắng1, Đỗ Thị Phượng Linh1, Phùng Thị Thanh Thúy1, Hoàng Anh1, Nguyễn Huỳnh Tố Như1, Ngô Thị Tuyết Thanh1, Trần Thị Xuyến1, Giảng Hán Minh1
1 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình bệnh nấm móng ở người dân các tỉnh khu vực Nam Bộ, năm 2024. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 2.069 người dân tại 5 tỉnh Nam Bộ. Nghiên cứu viên thu thập thông tin của người tham gia và thực hiện soi tươi tìm vi nấm trên bệnh phẩm vụn móng ở người có tổn thương móng. Dữ liệu được phân tích bởi Microsoft Excel 365.


Kết quả: Độ tuổi trung bình của người tham gia là 47,8 tuổi (độ lệch chuẩn 11,2 tuổi), trong đó nữ giới chiếm 50,9%. Phần lớn người tham gia có học vấn cao nhất là cấp 2 – cấp 3 (46,8%) và công việc tiếp xúc nhiều với nước (71,9%). Trong số 2069 người, có 272 đối tượng (13,1%) có biểu hiện tổn thương nghi nấm móng; sau khi xét nghiệm, có 160/272 (58,8%) người được phát hiện vi nấm trong bệnh phẩm, lần lượt là: nấm hạt men (139/160, 86,9%), nấm sợi (16/160, 10%) và phối hợp hai loại (5/160, 3,1%). Nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với nước có liên quan đến nhiễm nấm móng (p = 0,01).


Kết luận: Những người biểu hiện tổn thương móng sẽ có khả năng cao phát hiện được vi nấm, nhất là vi nấm hạt men. Nghề nghiệp tiếp xúc nước có liên quan đến bệnh nấm móng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Gupta AK, Versteeg SG, Shear NH. Onychomycosis in the 21st Century: An Update on Diagnosis, Epidemiology, and Treatment. J Cutan Med Surg. 2017;21(6):525-539. doi:10.1177/1203475417716362
[2] Phạm Thành Trung. Tỷ lệ nhiễm nấm và chủng vi nấm ở móng bệnh nhân vảy nến. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. August 2023. doi:10.52389/ydls.v18i7.2063
[3] Đỗ Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Nhiên, Nguyễn Trần Hải Ánh. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng của nấm móng với các chủng nấm gây bệnh. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. 2024;19(3):53-59. doi:10.52389/ydls.v19i3.2206
[4] Hoàng Hồng Mạnh, Trần Cẩm Vân, Nguyễn Thị Hà Vinh. Đặc điểm sinh học của chủng nấm sợi gây bệnh nấm móng. VMJ. 2024;535(1). doi:10.51298/vmj.v535i1.8574
[5] Sigurgeirsson B, Baran R. The prevalence of onychomycosis in the global population: a literature study. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2014;28(11):1480-1491. doi:10.1111/jdv.12323
[6] Rosen T, Friedlander SF, Kircik L, et al. Onychomycosis: epidemiology, diagnosis, and treatment in a changing landscape. J Drugs Dermatol. 2015;14(3):223-233.
[7] Gupta AK, Wang T, Polla Ravi S, Mann A, Bamimore MA. Global prevalence of onychomycosis in general and special populations: An updated perspective. Mycoses. 2024;67(4):e13725. doi:10.1111/myc.13725
[8] Piraccini BM, Alessandrini A. Onychomycosis: A Review. J Fungi (Basel). 2015;1(1):30-43. doi:10.3390/jof1010030
[9] Frazier WT, Santiago-Delgado ZM, Stupka KC. Onychomycosis: Rapid Evidence Review. Am Fam Physician. 2021;104(4):359-367.
[10] Widaty S, Miranda E, Oktarina C, Widaty S, Miranda E, Oktarina C. Candida Onychomycosis: Mini Review. In: Advances in Candida Albicans. IntechOpen; 2021. doi:10.5772/intechopen.96650