2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG NGƯỜI BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẶNG VĂN NGỮ, VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG (2020-2024)

Vũ Thị Lâm Bình1, Trần Huy Thọ1, Nguyễn Việt Hằng2
1 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
2 Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh sán lá gan lớn điều trị tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến hành trên 118 người bệnh được chẩn đoán và điều trị sán lá gan lớn tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 10 năm 2024.


Kết quả: Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất ở người bệnh sán lá gan lớn là đau thượng vị 92,4%, đau hạ sườn phải 89,8%, mệt mỏi 51,7%, chán ăn 45,8%, tiêu chảy 31,4%, sốt 30,5%. Tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan là 73,7%, tỷ lệ xét nghiệm có trứng sán lá gan lớn trong phân là 42,4%. Tổn thương gan trên siêu âm gặp ở 96,6% người bệnh sán lá gan lớn, số ổ thương chủ yếu là 1 ổ (45,9%), 2 ổ 35,8%, số có 3 ổ trở lên chiếm 18,3%. Loại tổn thương hay gặp nhất là hỗn hợp âm chiếm 47,7%.
Kết luận: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh nhiễm sán lá gan lớn rất đa dạng. Chẩn đoán phải dựa trên sự kết hợp các đặc điểm lâm sàng, tăng bạch cầu ái toan và hình ảnh siêu âm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. S. Mas-Coma, M. D. Bargues and M. A. Valero. Human fascioliasis infection sources, their diversity, incidence factors, analytical methods and prevention measures. Parasitology Vol.145, pp. 1665–1699.
[2]. Thanh Hoa Le, Nguyen Van De, Takeshi Agatsuma, Thanh Giang Thi Nguyen, Quoc Doanh Nguyen, Donald P. McManus, David Blair (2008), Human fascioliasis and the presence of hybrid/introgressed forms of Fasciola hepatica and Fasciola gigantica in Vietnam. International Journal for Parasitology, Vol.38. pp.725-730
[3]. World Health Organization. Foodborne trematode infection: Fascioliasis diagnosis, treatment and control strategy.
[4]. Đỗ Trung Dũng. (2021), Tình hình bệnh ký sinh trùng trên thế giới và Việt Nam, cập nhật chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh ký sinh trùng. Báo cáo tổng kết năm 2021
[5]. Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Ngọc Vinh, Nguyễn Duy Sơn. (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn Fasciolae spp. tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, Việt Nam, 2006-2008”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản số 4.
[6]. Trần Thanh Dương, Nguyễn Thu Hương, Tạ Thị Tĩnh. (2013), Nghiên cứu áp dụng các bộ sinh phẩm chẩn đoán trên bệnh nhân sán lá gan lớn tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, 2011-2013. Tạp chí Y học thực hành (893), số 11, trang 67-71.
[7]. Trần Huy Thọ. (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh sán lá gan lớn bằng triclabendazol liều 10mg/kg và 20mg/kg tại viện sốt rét -ký sinh trùng - côn trùng trung ương (2014 - 2016). Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
[8]. Dong Duong Phan Khac, Tho Tran Huy, Thu Nguyen Kim (2023), Clinical and paraclinical characteristics of fascioliasis patients in the period of 2019 – 2023, Vietnam Journal of Infectious Diseases. No.04(44), pp.58-62.