21. KẾT QUẢ XỬ TRÍ BỆNH NHÂN TUYẾN CƠ TỬ CUNG ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Minh Tuấn1, Vũ Văn Du2
1 Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả xử trí bệnh nhân tuyến cơ tử cung được phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và một số yếu tố liên quan.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu số liệu 296 bệnh nhân bệnh tuyến cơ tử cung được phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ 1/1/2022 đến 31/12/2023.


Kết quả: bệnh tuyến cơ tử cung đơn thuần chiếm 65,5%; bệnh tuyến cơ tử cung và u cơ trơn chiếm 34,5%. Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi chiếm tỷ lệ 74,7%; phẫu thuật mở, chiếm tỷ lệ 23,0%; phẫu thuật nội soi chuyển mổ mở 2,3%. Tai biến chảy máu gặp phải trong mổ là 2,7% và 1 trường hợp thủng ruột non, chiếm tỷ lệ 0,4%. Tỷ lệ phải truyền máu sau phẫu thuật, chiếm tỷ lệ 27,0%. Tỷ lệ thành công là 97,3%. Có 08 trường hợp thất bại (bao gồm 07 trường hợp chảy máu và 01 trường hợp thủng ruột non) chiếm tỷ lệ 2,7%. Phương pháp xử trí có liên quan đến số ngày nằm viện (p<0,05). Tỷ lệ điều trị thành công ở nhóm bệnh tuyến cơ tử cung đơn thuần là 98,9% cao hơn so với nhóm bệnh tuyến cơ tử cung và u cơ trơn với 94,1% (p<0,05). Kết luận: Phương pháp cắt bỏ tử cung là phương pháp điều trị dứt điểm duy nhất cho những bệnh nhân bị bệnh tuyến cơ tử cung đã hoàn tất quá trình sinh con. Kết quả điều trị có liên quan đến phân loại nhóm bệnh. Tuy vậy, chưa có trường hợp nào trong nghiên cứu được phẫu thuật bảo tồn tử cung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Verit, F.F. and O. Yucel, Endometriosis, leiomyoma and adenomyosis: the risk of gynecologic malignancy. Asian Pac J Cancer Prev, 2013. 14(10): p. 5589-97.
[2] Kinkel, K., S.M. Ascher, and C. Reinhold, IDKD Springer Series Benign Disease of the Uterus, in Diseases of the Abdomen and Pelvis 2018-2021: Diagnostic Imaging - IDKD Book, J. Hodler, R.A. Kubik-Huch, and G.K. von Schulthess, Editors. 2018, Springer Copyright 2018, The Author(s). Cham (CH). p. 21-33.
[3] Vannuccini, S., et al., Pathogenesis of adenomyosis: an update on molecular mechanisms. Reprod Biomed Online, 2017. 35(5): p. 592-601.
[4] Chunda RG, Trans-vaginal ultrasound diagnosis of adenomyosis with histologic correlation. 2013, University of Cape Town.
[5] Parazzini, F., et al., Determinants of adenomyosis in women who underwent hysterectomy for benign gynecological conditions: results from a prospective multicentric study in Italy. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 2009. 143(2): p. 103-6.
[6] Grimbizis, G.F., T. Mikos, and B. Tarlatzis, Uterus-sparing operative treatment for adenomyosis. Fertil Steril, 2014. 101(2): p. 472-87.
[7] Đào Minh Hưng, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng bệnh nhân u tuyến cơ tử cung được phẫu thuật tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 08/2020-06/2021/. 2021, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
[8] Nguyễn Văn Giáp, Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi tại bệnh viện phụ sản trung ương từ tháng 12/2004 đến tháng 6/2006 2006, Trường Đại học Y Hà Nội.
[9] Naftalin, J., et al., Association between ultrasound features of adenomyosis and severity of menstrual pain. Ultrasound Obstet Gynecol, 2016. 47(6): p. 779-83.