32. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Hoàng Tuấn Anh1, Nguyễn Đức Tiến2, Nguyễn Hồng Hà3
1 Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Đại học y dược TP Hồ Chí Minh
3 Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Gãy xương chính mũi là loại gãy xương vùng hàm mặt phổ biến nhất, chiếm khoảng 40% tổng số ca gãy xương vùng hàm mặt vì mũi nằm ở trung tâm và nhô ra phía trước đáng kể so với các cấu trúc khác trên khuôn mặt.


      Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị gãy xương chính mũi.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bao gồm 123 bệnh nhân được chẩn đoán là gãy xương chính mũi và được điều trị tại khoa Phẫu Thuật Hàm mặt –  Tạo hình và Thẩm mỹ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 9 năm 2024.


Kết quả: Bệnh nhân được nâng xương mũi chiếm tỷ lệ 94,31%, kết hợp xương bằng nẹp vít chiếm tỷ lệ 5,69%. Thời gian nằm viện trung bình là 6,6 ngày. Kết quả đạt tốt về giải phẫu 100% , chức năng 86,18% và thẩm mỹ 84.55%. Kết quả chung sau điều trị đạt 76,42% là tốt.  


Kết luận: Phương pháp điều trị chủ yếu là nâng xương mũi kín và kết hợp xương bằng nẹp vis, phẫu thuật sớm kết hợp với các chuyên khoa mang lại kết quả tốt về mặt giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Huỳnh Kim Cang (2022) Đánh giá kết quả điều trị gãy xương chính mũi tại bệnh viện đa khoa sài gòn, Tạp Chí Y học Việt Nam, 511
[2] Đào Văn Giang (2023), Đánh giá kết quả điều trị gãy xương mũi do chấn thương tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Tạp Chí Y học Việt Nam, 527
[3] Nguyễn Thị Phương Loan (2023) và cộng sự Đánh giá kết quả điều trị gãy xương chính mũi đơn thuần tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang Tạp chí Y học cộng đồng Việt Nam, Tập. 64, Số đặc biệt 7 (2023) 147-153
[4] Vũ Đức Nhân (2024). Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị gãy xương chính mũi tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn. Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, 69(64), 27-34. tmh 69:27–34.
[5] Bùi Viết Tuấn (2019), Nghiêm cứu hình thái lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và đánh giá kết quả gãy xương chính mũi, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
[6] Lee BM (2014). Acute bone remodeling after reduction of nasal bone fracture on computed tomography imaging. Arch Craniofac Surg. 2014;15:63–9. doi: 10.7181/acfs.2014.15.2.63. Arch Craniofac Surg, 15(2), 63–69.
[7] Yoon S (2023). Olfactory Dysfunction and its Course in Patients With Nasal Bone Fracture. J Craniofac Surg. 2023 Jan-Feb 01;34(1):139-141. doi: 10.1097/SCS.0000000000008971. Epub 2022 Aug 29. PMID: 36036507
[8] Tetsuji Yabe ( 2004 ), " Pre- and Postoperative X-ray and Computed Tomography Evaluation in Acute Nasal Fracture ", Annals of plastic surgery,Volume 53, pp. 547-553.