25. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI U BUỒNG TRỨNG TRÊN BỆNH NHÂN CÓ THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Đỗ Tuấn Đạt1,2, Mai Trọng Hưng1, Phan Thị Huyền Thương1,3, Nguyễn Kiều Oanh3
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả phẫu thuật nội soi u buồng trứng trên nhóm bệnh nhân có thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong 5 năm từ 2019 - 2023.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành hồi cứu trên 74 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi điều trị u buồng trứng trong quá trình mang thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ ngày 1/1/2019 đến 31/12/2023.


Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 27,1 ± 4,0 tuổi. Có 74,3% trường hợp còn nhu cầu sinh đẻ và 64,8% có tiền sử VMC cũ. Tỷ lệ PTNS bóc UBT đạt 77,03% với đa số được chỉ định phẫu thuật cấp cứu (74,3%), phần lớn có UBT xoắn vỡ (70,3%). Tất cả bệnh nhân không có tai biến trong phẫu thuật, sau mổ ổn định và không có biến chứng. Thời gian nằm viện trung bình là 5,1 ± 2,0 ngày và 44,6% GPB là u nang bì.


Kết luận: PTNS điều trị UBT ở phụ nữ mang thai là tương đối an toàn với tỷ lệ 100% bệnh nhân không có tai biến và biến chứng của phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng tôi. Ở đối tượng bệnh nhân còn trẻ, PTNS bóc UBT hay được lựa chọn hơn (77,03%). Chỉ định phẫu thuật cấp cứu có thể đặt ra với UBT xoắn vỡ (74,3%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Đinh Thế Mỹ, Tình hình khối u buồng trứng tại Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tạp chí Thông tin Y dược, 1998; pp. 50-54.
[2] Aggarwal, P. and Kehoe, S., Ovarian tumours in pregnancy: a literature review. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 2011); 155(2), pp. 119-24.
[3] Barnett, M. B. and Liu, D. T., Letter: Complication of laparoscopy during early pregnancy. Br Med J, 1974; 1(5903), p. 328.
[4] Nguyễn Thị Hồng Phượng, Nghiên cứu điều trị phẫu thuật u buồng trứng ở phụ nữ có thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Trường Đại học Y Hà Nội, 2020.
[5] Nguyễn Thị Hồng Nhung, Kết cục thai kỳ các trường hợp có phẫu thuật u buồng trứng trong thai kỳ tại Bệnh viện Từ Dũ, 2020.
[6] Bệnh viện Từ Dũ, Phẫu thuật nội soi điều trị u buồng trứng. Quy trình kỹ thuật sản phụ khoa (Phần phụ khoa), 2016.
[7] Ngu, S. F., Cheung, V. Y., and Pun, T. C., Surgical management of adnexal masses in pregnancy. Jsls, 2014; 18(1), pp. 71-5.
[8] Nguyễn Thị Mến, Nguyễn Quảng Bắc và Ngô Toàn Anh, Nhận xét kết quả phẫu thuật nội soi u buồng trứng ở phụ nữ có thai 3 tháng giữa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2021-2023. Tạp chí Y học Cộng đồng, 2024; số 65, tập 5.
[9] Martone, Simona, Troìa, Libera, and Luisi, Stefano, Adnexal masses during pregnancy: management for a better approach. J Gynecological Surgery, 2021; 18(1), p. 3.
[10] Nguyễn Bình An, Nhận xét về kết quả điều trị u nang buồng trứng bằng PTNS 06 tháng đầu năm 2008 tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương. Trường Đại học Y Hà Nội, 2008.
[11] Nguyễn Duy Ánh và cộng sự, Giáo trình Sản phụ khoa: dành cho sinh viên Đại học (Tập 1). Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2016.
[12] Mathevet, P., et al., Laparoscopic management of adnexal masses in pregnancy: a case series. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 2003; 108(2), pp. 217-22.
[13] Purnichescu, V., et al., Laparoscopic management of pelvic mass in pregnancy. Gynecol Obstet Biol Reprod (Paris), 2006; 35(4), pp. 388-95.
[14] Trịnh Văn Trường, Nghiên cứu u buồng trứng ở phụ nữ có thai được phẫu thuật nội soi tại Bệnh Viện Phụ Sản Thanh Hoá Từ 01/2010 - 05/2013. Trường Đại học Y Hà Nội, 2014.
[15] Webb, K. E., et al., Adnexal mass during pregnancy: a review. Am J Perinatol, 2015; 32(11), pp. 1010-6.