23. MỐI LIÊN HỆ GIỮA THANG ĐIỂM ALBUMIN-GLOBULIN VÀ CÁC CHỈ SỐ SINH HÓA TIÊN LƯỢNG Ở BỆNH NHÂN ĐA U TỦY XƯƠNG

Vũ Đức Bình1, Nguyễn Thị Huyền2,3, Vũ Thị Mai3
1 Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa một số chỉ số sinh hóa với thang điểm Albumin – Globulin (AGS).


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả có phân tích trên 98 người bệnh mới chẩn đoán Đa u tủy xương (multiple myeloma, MM) giai đoạn 2022-2024 tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.


Kết quả: Người bệnh trong nghiên cứu có tuổi trung bình 64,7 và 44,9% là nam giới. Khác biệt giữa các nhóm điểm AGS về giới tính và tuổi của người bệnh không có ý nghĩa thống kê. Nồng độ albumin có xu hướng giảm theo thang điểm AGS (từ 41,5 xuống 27,8), trong khi nồng độ globulin tăng từ 29,2 lên 90,5 khi AGS lên cao (p < 0,05). Các chỉ số β2M, creatinin, calci và LDH không có sự khác biệt thống kê giữa các nhóm AGS. Mô hình hồi quy đa biến phụ thuộc vào các chỉ số sinh hóa không có ý nghĩa thống kê.


Kết luận: Không có sự liên quan nào giữa tuổi và giới tính của người bệnh với điểm số AGS. Albumin tỉ lệ ngịch và globulin tỉ lệ thuận với điểm số AGS, các chỉ số β2M, creatinin, calci và LDH giống nhau giữa các nhóm điểm AGS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Phan Nguyễn Thanh Vân, Cao Thị Lộc và Nguyễn Hữu Bền, Đặc điểm các yếu tố tiên lượng bệnh nhân đa u tủy xương. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 524(1B):
[2] Đỗ Trung Phấn, Bài giảng huyết học - truyền máu: Sau đại học. Nhà xuất bản Y Học, 2014, Hà Nội,
[3] Shang‐Yi Huang, Ming Yao, Jih‐Luh Tang et al., Epidemiology of multiple myeloma in Taiwan: increasing incidence for the past 25 years and higher prevalence of extramedullary myeloma in patients younger than 55 years. Cancer: Interdisciplinary International Journal of the American Cancer Society, 2007, 110(4): 896-905.
[4] Jae Hoon Lee, Dong Soon Lee, Je Jung Lee et al., Multiple myeloma in Korea: past, present, and future perspectives. Experience of the Korean Multiple Myeloma Working Party. International journal of hematology, 2010, 92(52-57.
[5] Dae Sik Kim, Eun Sang Yu, Ka-Won Kang et al., Myeloma prognostic index at diagnosis might be a prognostic marker in patients newly diagnosed with multiple myeloma. The Korean journal of internal medicine, 2016, 32(4): 711-721.
[6] Ying Cai, Yu Zhao, Qiuxin Dai et al., Prognostic value of the albumin–globulin ratio and albumin–globulin score in patients with multiple myeloma. Journal of International Medical Research, 2021, 49(3): 0300060521997736.
[7] S Vincent Rajkumar, Meletios A Dimopoulos, Antonio Palumbo et al., International Myeloma Working Group updated criteria for the diagnosis of multiple myeloma. The lancet oncology, 2014, 15(12): e538-e548.
[8] Hàn Viết Trung, Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của các yếu tố tiên lượng tới kết quả của một số phác đồ điều trị đa u tủy xương từ 2015 - 2018. Luận án tiến sĩ y học, 2021, Đại học y Hà Nội.
[9] Nguyễn Thùy Dương, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trong bệnh đa u tủy xương chuỗi nhẹ tại Viện Huyết họcTruyền máu Trung Ương. Luận văn thạc sĩ y học, 2018, Đại học Y Hà Nội.