22. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG THAI CHẾT LƯU TRÊN 3 THÁNG TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai trên 3 tháng chết lưu tại khoa Sản bệnh viện A Thái Nguyên từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 102 bệnh nhân có hồ sơ bệnh án được chẩn đoán là thai chết lưu trong tử cung từ 13 tuần trở lên vào viện và được xử trí tại Khoa Sản - Bệnh viện A Thái Nguyên từ ngày 1/1/2019 đến hết tháng 12/2023.
Kết quả: Tuổi trung bình của thai phụ có thai chết lưu là 29,09 ± 5,716 tuổi. Tỷ lệ ra huyết âm đạo 25,5%; đau bụng 14,7%; mất cử động thai 18,6%, khám thai 34,3%. Tuổi thai chết lưu từ 13 – 21 tuần chiếm tỷ lệ 56,9%. Dấu hiệu không thấy hoạt động tim thai trên siêu âm chiếm 100%, dấu hiệu chồng khớp sọ là 9,8%, và tỷ lệ đa ối, thiểu ối là 13,7%. Tỷ lệ thai chết lưu có sinh sợi huyết ≥ 2 là 100%, Prothrombin ≥ 70% là 100%. Thai chết lưu có lượng huyết sắc tố ≥ 110g/l chiếm tỷ lệ 95,1%, dưới 110g/l là 4,9%.
Kết luận: Chủ yếu thai phụ trong độ tuổi sinh sản. Tuổi thai chết lưu trên 3 tháng chủ yếu trong nhóm 13 -21 tuần. 100% thai chết lưu không có hoạt động tim thai trên siêu âm. Không có bệnh nhân nào bị rối loạn đông máu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tuổi thai, siêu âm thai, thai chết lưu
Tài liệu tham khảo
[2] The LANCET (2016), "Ending preventable stillbirths", An Executive Summary for The Lancet’s Series.
[3] Gold, K. J., Mozurkewich, E. L., Puder, K. S. &Treadwell, M. C (2016), "Maternal complications associated with stillbirth delivery: A cross-sectional analysis", J Obstet Gynaecol. 36(2), tr. 208 - 212.
[4] Lê Đức Sơn (2022), Nghiên cứu về xử trí thai chết lưu từ 22 tuần trở nên tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, ĐH Y Hà Nội.
[5] Nguyễn Văn Duy (2022), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí thai chết lưu dưới 22 tuần tại khoa Phụ Sản - Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên.
[6] Nguyễn Thị Dung (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí thai chết lưu tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2013, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
[7] Nông Thị Hồng Lê, Lê Hoàng, Hoàng Minh Nam, Đào Trọng Quân, (2023), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết lưu từ tuần 22 trở lên tại trung tâm Sản khoa - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên", Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên. 229(5), tr. 98-104.
[8] Đàm Thị Bảo Lợi (2018), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả xử trí thai chết lưu tại Khoa Sản - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên.