13. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tổn thương do vật sắc nhọn (TTDVSN) và một số mối liên quan ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả khảo sát 416 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên công tác tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang từ tháng 3/2023 đến tháng 2/2024. Phân tích mô tả, phân tích đơn biến và đa biến hồi quy logistic được sử dụng nhằm xác định các yếu tố liên quan với biến phụ thuộc (TTDVSN), biến độc lập (đặc điểm nhân khẩu học, môi trường làm việc, kiến thức và thái độ).
Kết quả: Có 16,8 % NVYT bị TTDVSN, 70,0% NVYT có kiến thức đạt và 63,9% NNVT có thái độ tích cực về TTDVSN. Phân tích hồi quy đơn biến cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa TTDVSN và giới tính (OR=2,41), khoa phòng làm việc (OR = 3,37), làm thêm giờ (OR = 1,85;), trực đêm (OR = 1,27), số mũi tiêm trung bình 01 ngày (OR = 1,22), cảm thấy quá tải trong công việc (OR = 3,35), cảm thấy căng thẳng do công việc (OR = 3,10) và kiến thức với TTDVSN (OR = 1,79). Mô hình hồi quy đa biến logistic cho thấy có 2 biến liên quan tới TTDVSN bao gồm số buổi trực đêm trung bình một tháng (OR = 1,21) và số mũi tiêm trung bình một ngày (OR = 1,30).
Kết luận: Tỷ lệ TTDVSN tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2023 tương đối thấp. Tuy nhiên có thể tiếp tục cải thiện tình trạng này bằng cách phân công lịch trực phù hợp và giảm số mũi tiêm không cần thiết.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Yếu tố liên quan, tổn thương do vật sắc nhọn, bệnh viện Đa khoa Đức Giang
Tài liệu tham khảo
[2] S. Bouya, A. Balouchi, H. Rafiemanesh và các cộng sự. (2020), "Global Prevalence and Device Related Causes of Needle Stick Injuries among Health Care Workers: A Systematic Review and Meta-Analysis", Ann Glob Health, 86(1), tr. 35.
[3] WHO (2019), Needlestick Injuries.
[4] Gaudel N.G và Neupane T.G (2023), "Needle Stick Injury among Nurses and Prevention Strategies: A Literature Review", Laurea Univ Appl Sci.
[5] Dương Khánh Vân (2013), Nghiên cứu tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế và giải pháp can thiệp tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội, Luận án tiến sỹ Y tế công cộng. Viện vệ sinh dịch tễ trung ương.
[6] Ahmad S.M.A, Khairulini M.A và Lee P.C (2020), "Assessment of Knowledge, Attitude and Practice among House Officers in UKM Medical Centre on Needle Stick Injuries", Sains Malays, 49(11), tr. 2763-2772.
[7] Nguyễn Đức Quế và Lê Hải Yến (2021), "Kiến thức phòng chống tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng, hộ sinh tại 7 khoa lâm sàng Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên", Tạp Chí Khoa Học Và Công Nghệ Đại Học Thái Nguyên, 2021(05), tr. 208-213.
[8] Phan Thị An Dung (2024), "Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng tại Bệnh viện trường Đại học Y hoa Vinh năm 2023", Tạp Chí Học Cộng Đồng Việt Nam, 65, tr. 52-59.
[9] Alfulayw KH, Al-Otaibi ST và Alqahtani HA (2021), "Factors associated with needlestick injuries among healthcare workers: implications for prevention", BMC Health Serv Res, 21(1), tr. 1074.
[10] Bouya S và Balouchi A (2020), "Global Prevalence and Device Related Causes of Needle Stick Injuries among Health Care Workers: A Systematic Review and Meta-Analysis", Ann Glob Health, 86(1), tr. 35.