48. KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ANTI-MULLERIAN HORMON TRÊN BỆNH NHÂN VÔ SINH, HIẾM MUỘN TẠI KHOA HỖ TRỢ SINH SẢN, BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN

Phạm Thanh Loan1, Hà Hải Bằng1, Hứa Minh Tuân1, Lý Thị Bắc1, Tống Thị Phương Thảo1, Thân Đức Mạnh2, Huỳnh Quang Thuận3, Hoàng Thị Minh3
1 Bệnh viện A Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
3 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ AMH và xác định điểm đáp ứng với liệu pháp kích thích buồng trứng của nồng độ AMH trên bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 278 bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18-45 tuổi), được chẩn đoán là vô sinh (nguyên phát hoặc thứ phát) và được điều trị kích thích buồng trứng tại Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện A Thái Nguyên.


Kết quả: Nồng độ AMH trung bình trong nghiên cứu là 3,93 ± 2,88 (ng/mL), giá trị trung vị là 3,0 ng/mL, giá trị lớn nhất là 16,7 ng/ml và nhỏ nhất là 0,243 ng/mL. Nồng độ AMH trung bình và số lượng noãn dự trữ tỷ lệ nghịch với tuổi bệnh nhân, đặc biệt sau tuổi 35 chỉ còn 1/2 so với tuổi 19-24. Nồng độ AMH tương quan thuận mức độ vừa với số lượng noãn thu được sau kích thích buồng trứng. Khi nồng độ AMH ≤ 1,1 ng/mL cho thấy bệnh nhân đáp ứng kém hoặc hầu như không đáp ứng với kích thích buồng trứng. Với nồng độ AMH = 1,2 ng/mL, bệnh nhân đáp ứng thấp với kích thích buồng trứng, nồng độ AMH từ 3,1-4,4 ng/mL bệnh nhân đáp ứng tốt với kích thích buồng trứng, nồng độ AMH ≥ 4,5 ng/mL là giá trị ngưỡng đáp ứng quá mức với kích thích buồng trứng.


Kết luận: Nồng độ AMH giảm khi tuổi cao, tương quan thuận với số noãn thu được sau kích thích buồng trứng. Ngưỡng AMH đáp ứng tốt với kích thích buồng trứng là 4,5 ng/mL trở lên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Josso N et al, Testicular anti-müllerian hormone: history, genetics, regulation and clinical applications, Pediatr Endocrinol Rev, 2006, 3 (4), p. 347-58.
[2] Rey R et al, Anti-müllerian hormone is a specific marker of sertoli- and granulosa-cell origin in gonadal tumors, Hum Pathol, 2000, 31 (10), p. 1202-8.
[3] Visser J.A et al, Anti-müllerian hormone: a new marker for ovarian function, Reproduction, 2006, 131 (1), p. 1-9.
[4] Vũ Văn Tâm, Dương Thọ Quỳnh Hương, Đỗ Diễm Hường, So sánh giá trị của amh, AFC và FSH trong dự đoán đáp ứng buồng trứng trên bệnh nhân làm thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng, Nội tiết, vô sinh và hỗ trợ sinh sản, 2018, tập 16 số 01, tr. 160-163.
[5] Arce J.C et al, Anti-müllerian hormone in gonadotropin releasing-hormone antagonist cycles: prediction of ovarian response and cumulative treatment outcome in good-prognosis patients, Fertil Steril, 2013, 99 (6), p. 1644-53.
[6] Kelsey T.W et al, A validated model of serum anti-müllerian hormone from conception to menopause, PLoS One, 2011, 6 (7), p. e22024.
[7] Moolhuijsen, L.M.E, J.A, Visser, anti-müllerian hormone and ovarian reserve: Update on Assessing Ovarian Function, J Clin Endocrinol Metab, 2020, 105 (11), p. 3361-73.
[8] ĐàoThị Thúy Phượng, Nguyễn Khang Sơn, Mai Thị Giang, Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ AMH huyết thanh và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 507 (2).
[9] Vương Thị Ngọc Lan, Võ Minh Tuấn, So sánh giá trị dự đoán của AMH, FSH và AFC đối với đáp ứng kém hủy chu kỳ do không nang phát triển ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm, Tạp chí Phụ Sản, 2014, tập 12, số 01, tr. 28-33.