43. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN DẤU HIỆU TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÒE NHAI NĂM 2023

Lê Thị Thu Thủy1, Trần Thơ Nhị1, Phạm Thị Kim Dung1
1 Viện đào tạo YHDP và YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 379 người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai từ 24/10/2023 đến 17/11/2023. Người bệnh được đánh giá là có dấu hiệu trầm cảm khi điểm trầm cảm ở thang đo DASS-21 từ 10 điểm trở lên.
Kết quả: tỷ lệ người bệnh có dấu hiệu trầm cảm là 14,8%. Các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện dấu hiệu trầm cảm ở người bệnh gồm > 60 tuổi (OR=2,22), thời gian điều trị tăng huyết áp > 5 năm (OR=1,90), bệnh lý kèm theo (OR=2,53), gặp phải tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị tăng huyết áp (OR=4,78), không có khả năng kiểm soát tăng huyết áp (OR=17,78).
Kết luận: Các yếu tố về tuổi và đặc điểm bệnh tăng huyết áp có mối liên quan với nguy cơ trầm cảm của người bệnh. Do đó, bệnh viện cần can thiệp dựa trên các yếu tố nguy cơ này nhằm giảm tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization. Hypertension. World Health Organ n.d. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension (accessed October 26, 2024).
[2] Chikere Ifeanyi CE, Ugonma Winnie D, Somtochukwu Mercy O, Angela Juliet U-O, Uchenna Launa I, Queen K, et al. Prevalence of perceived depression and anxiety among hypertensives attending imo specialist hospital owerri, Nigeria. Arch. Depress. Anxiety, 2020, p. 045–9. https://doi.org/10.17352/2455-5460.000051.
[3] Sharma SK, Sawhney V. Awareness, stress, anxiety, and depression among hypertensive patients attending cardiac outpatient department in a super specialty hospital. Asian J Pharm Clin Res 2016;9:62–4. https://doi.org/10.22159/ajpcr.2016.v9i5.11711.
[4] Nguyễn Bá Nam, Nguyễn Tấn Đạt, Trần Hoàng Duy. Trầm cảm và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp tại thành phố Cần Thơ năm 2017-2018. Tạp Chí Tim Mạch Học Việt Nam 2021:113–21.
[5] Ashok VG, Ghosh VGASS. Prevalence of Depression among Hypertensive Patients Attending a Rural Health Centre in Kanyakumari -. Natl J Community Med 2019;10:172–5.
[6] Raja DPB, Babu DRG, Velan DMS. A study on prevalence of depression among patients suffering from systemic hypertension attending a tertiary care hospital in Tamil Nadu. Int J Adv Res Med 2021;3:435.
[7] Lý Thị Phương Hoa, Võ Tấn Sơn, Violetta Berbiglia. Tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tạp Chí Học Thành Phố Hồ Chí Minh 2010;14:1–9.
[8] Nguyễn Văn Thống, Vũ Sơn Tùng, Trần Thiện Thắng, Đoàn Hữu Nhân, Nguyễn Thái Thông, Hoàng LM, et al. Mối liên quan giữa tuân thủ sử dụng thuốc thuốc và trầm cảm ở người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội Lão, Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Tạp Chí Dược Học Cần Thơ 2023:159–65. https://doi.org/10.58490/ctump.2023i56.520.
[9] Albasara SA, Haneef M, Zafar M, Moinuddin KG. Depression and associated risk factors among hypertensive patients in primary health care centers in Dammam, Kingdom of Saudi Arabia. Pan Afr Med J 2021.
[10] Abdisa L, Letta S, Nigussie K. Depression and anxiety among people with hypertension on follow-up in Eastern Ethiopia: A multi-center cross-sectional study. Front Psychiatry 2022;13:853551. https://doi.org/10.3389/fpsyt.2022.853551.