LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354 NĂM 2020

Nguyễn Thị Lan1, Nguyễn Thị Duyên1, Lê Thanh Hải2, Đỗ Thị Khánh Hỷ3
1 Bệnh viện Quân Y 354
2 Viện Trang thiết bị và Công trình Y tế
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng loãng xương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Quân y 354 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 388 bệnh nhân cao tuổi mắc đái tháo đường týp 2 tới khám tại Bệnh viện Quân y 354 từ tháng 7 năm 2020 tới tháng 9 năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ LX ở CSTL cao hơn so với ở CXĐ (37,6% so với 11,1%). Tỷ lệ bệnh nhân có LX (ít nhất một trong 2 vị trí) là 40,5%. Mãn kinh trên 10 năm, cắt bỏ buồng trứng là các yếu tố làm tăng nguy cơ LX ở bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi là nữ giới so với nhóm còn lại. Uống rượu và hút thuốc là yếu tố làm tăng nguy cơ LX ở bệnh nhân nam cao tuổi mắc ĐTĐ. Bệnh nhân có nhiều hơn 3 bệnh kèm theo có tỷ lệ LX cao hơn nhóm có ít bệnh kèm theo hơn (34,6% > 22,4%). Nguy cơ LX cao gấp gần 2 lần ở người không điều trị ĐTĐ bằng Insulin so với nhóm còn lại (OR=1,838, 95%CI: 1,155-2,912). Nguy cơ LX cao gấp khoảng 2 lần ở người không kiểm soát tốt đường huyết (OR = 1,833; 95%CI: 1,155 - 2,912); không kiểm soát tốt HbA1c (OR = 1,604; 95%CI: 1,040 - 2,474) và không kiểm soát tốt bệnh (OR = 2,156; 95%CI: 1,307 - 3,557) so với các nhóm còn lại. Kết luận: Tỷ lệ LX trong nhóm bệnh nhân cao tuổi mắc ĐTĐ týp 2 khá cao, chiếm 40,5%. Các yếu tố nguy cơ LX trong nhóm nghiên cứu là mãn kinh trên 10 năm, cắt buồng trứng ở nữ; uống rượu, hút thuốc ở nam; những bệnh nhân có trên 3 bệnh kèm theo, không điều trị insulin hoặc không kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thuy NTP, Research on osteoporosis in elderly type 2 diabetes patients, Hanoi Medical University, 2012, Hanoi.
2. Dong NT, Dua D, Research on osteoporosis in patients with type 2 diabetes by dual X-ray energy absorption technique, Vietnam Medical Journal, 2010, 2(4/2011): 25-28.
3. Camargo MB, Cendoroglo MS, Ramos LR et al., Bone mineral density and osteoporosis among a predominantly Caucasian elderly population in the city of São Paulo, Brazil, Osteoporos Int, 2005, 16(11): 1451-60.
4. Pinheiro MM, Reis NET, Machado FS et al., Risk factors for osteoporotic fractures and low bone density in pre and postmenopausal women, Rev Saude Publica, 2010, 44(3): 479-85.
5. Buttros DA, Nahas-Neto J, Nahas EA et al., Risk factors for osteoporosis in postmenopausal women from southeast Brazilian, Rev Bras Ginecol Obstet, 2011, 33(6): 295-302.
6. Baccaro LF , Machado VSS, Costa-Paiva L et al., Factors associated with osteoporosis in Brazilian women: a population-based household survey, Arch Osteoporos, 2013, 8: 138.
7. Dung HV, Study on bone density, risk factors for osteoporosis, changes in some markers of bone turnover in postmenopausal women supplemented with vitamin D and calcium fortified soy milk in the community, Military Medical University, 2017.
8. Lan NTN, Survey of risk factors for osteoporosis in Vietnamese women aged 50 years and older and men aged 60 years and older, Journal of Medical Research, 2015. 97(5): 91 – 98.
9. Matthew TD, Mohammad HM, Karen FM et al., Risk Factors for Low Bone Mass-Related Fractures in Men: A Systematic Review and Meta-Analysis, The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 2012, 97(6): 1861-1870.
10. World Health Organization, Prevention and management of osteoporosis", World Health Organ Tech Rep Ser, 2003, 921: 1-164, back cover.