40. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN LUẬN ĐIỂM TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ MANG THAI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TRONG BỆNH VIỆN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Thị Thu Liễu 1,2, Lê Hiền Anh3, Trần Anh Đức3, Lê Thị Thanh Xuân3, Lê Thị Hương3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Phụ sản trung ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai điều trị nội trú trong bệnh viện và xác định một số yếu tố liên quan.


Phương pháp nghiên cứu và tổng quan tài liệu: Nghiên cứu phân tích tổng quan hệ thống. Nghiên cứu sử dụng phương pháp rà soát hệ thống với cách tiếp cận PRISMA (Preferred Reporting Items for Systematic Reviews andMeta-Analyses). Nghiên cứu sử dụng những bài báo đăng trên các tạp chí có bình duyệt bằng tiếng Anh và tiếng Việt, tìm trên cơ sở dữ liệu PubMed/Medline, Google Scholar, Cochrane Library và ResearchGate, sử dụng các từ khóa liên quan tới chủ đề nghiên cứu. Trong 1522 bài báo được tìm thấy có 13 bài đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn được đưa vào nghiên cứu.


Kết quả: Các vấn đề về dinh dưỡng mà phụ nữ mang thai thường gặp phải khi điều trị nội trú là suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì. Các bệnh lý thường gặp là đái tháo đường thai kỳ, ung thư, tiền sản giật và tăng huyết áp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai trong các nghiên cứu dao động từ 27% đến cao hơn, thừa cân và béo phì cũng là những thách thức lớn với tỷ lệ béo phì lên đến 54,5% trong một số nghiên cứu. Tình trạng dinh dưỡng kém dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như thiếu máu và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ (GDM).


Kết luận: Kết quả từ nghiên cứu này có thể là cơ sở để phát triển các chương trình can thiệp dinh dưỡng hiệu quả, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai trong bệnh viện và góp phần vào việc cải thiện sức khỏe cộng đồng.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Tesfaye A, Adissu Y, Tamiru D, Belachew T. Nutritional knowledge, nutritional status and associated factors among pregnant adolescents in the West Arsi Zone, central Ethiopia. Sci Rep. 2024;14(1):6879. doi:10.1038/s41598-024-57428-w
[2] Bộ y tế. Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú năm 2017. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-776-QD-BYT-2017-Tai-lieu-huong-dan-quoc-gia-ve-dinh-duong-cho-Phu-nu-co-thai-465012.aspx
[3] Assessment of nutritional status of pregnant women in a rural area in Sri Lanka - Tropical Agricultural Research. Accessed April 9, 2024. https://tar.sljol.info/articles/10.4038/tar.v27i2.8168
[4] Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện sản nhi tỉnh Kiên Giang. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/4534/4169?fbclid=IwAR1gU8XKPHEn97x-hPagvPZDxOdJBNmQPjw7iQX5qIkzyrw1uRaH8J6etXo
[5] Mudhaliar MR, Ghouse ISM, Neppali J, Asavadi D, Uppara V, Chinnakotla V. Nutritional Status of Pregnant Women and Newborns in a Secondary Referral Health Care Setting of India. IJOPP. 2017;10(1):14-19. doi:10.5530/ijopp.10.1.5
[6] Okube OT, Wanjiru M, Andemariam W. Magnitude and Determinants of Undernutrition among Pregnant Women Attending a Public Hospital in Kenya. OJOG. 2022;12(06):541-561. doi:10.4236/ojog.2022.126048
[7] Detsch JCM, Almeida ACRD, Bortolini LGC, Nascimento DJ, Oliveira Junior FC, Réa RR. Marcadores para o diagnóstico e tratamento de 924 gestações com diabetes melito gestacional. Arq Bras Endocrinol Metab. 2011;55(6):389-398. doi:10.1590/S0004-27302011000600005
[8] Thực hành dinh dưỡng và mức tăng cân trong thai kỳ của phụ nữ mang thai tại hà Nội năm 2020. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/5522/5004
[9] Tỷ lệ thiếu máu và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tới khám tại bệnh viện Hùng Vương năm 2021. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/5861/5284