39. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỒNG ĐỘ PCT VÀ CRP HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố liên quan đến nồng độ PCT và CRP huyết tương ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Phổi Trung ương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là AECOPD, điều trị nội trú tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 11/2023 đến tháng 5/2024. Các yếu tố lâm sàng, mức độ bệnh Anthonisen, giai đoạn GOLD 2023 và các dấu ấn sinh học (PCT, CRP, số lượng bạch cầu) được đánh giá..
Kết quả: Phần lớn bệnh nhân là nam giới (91,5%), tuổi 60-79 (76,9%), với 64,0% có tiền sử nhập viện ≥ 2 lần/năm và 76,0% vẫn hút thuốc lá/thuốc lào. Thời gian mắc COPD từ 5-10 năm chiếm 49,0%, với thời gian điều trị trung bình là 13,24 ± 9,08 ngày. Nồng độ CRP và PCT cao nhất ở mức độ I và GOLD 4 lúc mới nhập viện, giảm thấp nhất ở mức độ III và GOLD 1 trước ra viện, p < 0,01. CRP và PCT tương quan thuận với nhau (r = 0,192, p < 0,01) và CRP tương quan thuận với số lượng bạch cầu (r = 0,210, p < 0,01).
Kết luận: Nồng độ CRP và PCT là các dấu ấn sinh học có giá trị, phản ánh mức độ nặng và tình trạng viêm ở bệnh nhân đợt cấp COPD. Nghiên cứu làm rõ mối tương quan giữa CRP, PCT, và số lượng bạch cầu, cung cấp cơ sở hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân COPD hiệu quả hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các yếu tố liên quan, nồng độ PCT và CRP
Tài liệu tham khảo
[2] Huỳnh Đình Nghĩa (2019), "Nghiên cứu nồng độ Procalcitonin huyết thanh ở bệnh nhân nam đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hứt thuốc lá ", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 7, p. 22-25.
[3] Cung Văn Tấn (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn gây bệnh và kết quả điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung ương Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
[4] Alvar Agustí , et al. (2023), "Global initiative for chronic obstructive lung disease 2023 report: GOLD executive summary", European Respiratory Journal. 61(4).
[5] Anna Maria Azzini , et al.. (2020), "A 2020 review on the role of procalcitonin in different clinical settings: an update conducted with the tools of the evidence based laboratory medicine", Annals of translational medicine. 8(9).
[6] Mona Bafadhel , et al. (2011), "Procalcitonin and C-reactive protein in hospitalized adult patients with community-acquired pneumonia or exacerbation of asthma or COPD", Chest. 139(6), p. 1410-1418.
[7] Leoardo M Fabbri, SS Hurd (2003), "Global strategy for the diagnosis, management and prevention of COPD: 2003 update", European Respiratory Journal. 22(1), p. 1-1.
[8] Prem Parkash Gupta và Dipti Agarwal (2006), "Chronic obstructive pulmonary disease and peripheral neuropathy", Lung India. 23(1), p. 25-33.
[9] Vandack Nobre , et al. (2008), "Use of procalcitonin to shorten antibiotic treatment duration in septic patients: a randomized trial", American journal of respiratory critical care medicine. 177(5), p. 498-505.
[10] Yajun Song , et al. (2017), "The clinical study of serum hs-CRP, TNF-α, PCT and IL-6 in patients with acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease", Int J Clin Exp Med. 10(9), p. 13550-6.
[11] Claus F Vogelmeier , et al. (2017), "Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive lung disease 2017 report. GOLD executive summary", American journal of respiratory critical care medicine. 195(5), p. 557-582.
[12] Jiarui Zhang , et al. (2024), "A simple clinical risk score (ABCDMP) for predicting mortality in patients with AECOPD and cardiovascular diseases", Respiratory Research. 25(1), p. 89.