37. SỰ KỲ THỊ XÃ HỘI, CĂNG THẲNG TÂM LÝ Ở NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN PHÚ VANG, THÀNH PHỐ HUẾ

Đặng Cao Khoa1, Nguyễn Thị Đăng Thư1, Võ Nữ Hồng Đức1, Nguyễn Phúc Thành Nhân2, Nguyễn Hoàng Thùy Linh1, Trần Bình Thắng1, Đoàn Vương Diễm Khánh1, Nguyễn Văn Hùng1
1 Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
2 Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả sự kỳ thị xã hội, căng thẳng tâm lý ở người chăm sóc trẻ khuyết tật tại huyện Phú Vang, thành phố Huế và phân tích các yếu tố liên quan đến căng thẳng tâm lý.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 92 người chăm sóc trẻ khuyết tật từ 0 đến dưới 18 tuổi tại huyện Phú Vang, thành phố Huế. Sự kỳ thị xã hội và căng thẳng tâm lý của người chăm sóc được đánh giá bằng thang đo sự kỳ thị xã hội và DASS-21. Phân tích hồi quy đa biến logistic để kiểm định các yếu tố liên quan đến căng thẳng tâm lý.


Kết quả: Tỷ lệ đối tượng có căng thẳng tâm lý là 47,8%. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến căng thẳng tâm lý (p < 0,05), bao gồm: số trẻ khuyết tật trong gia đình, trẻ mắc khuyết tật trí tuệ, mức độ khuyết tật của trẻ và sự kỳ thị xã hội của người chăm sóc.


Kết luận: Cần tăng cường hỗ trợ tâm lý và đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ khuyết tật cho người chăm sóc, nhằm giúp họ giảm bớt gánh nặng tâm lý và chăm sóc con trẻ tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Quốc hội, Luật số 51/2010/QH12: Luật Người khuyết tật, Hà Nội, 2010.
[2] World Health Organization & United Nations Children's Fund, Global report on children with developmental disabilities: from the margins to the mainstream, 2023.
[3] Tổng cục Thống kê, Điều tra quốc gia người khuyết tật, Hà Nội, 2016.
[4] Mercado A, Morales F, Torres A et al, Mental health and neurodevelopmental disorders: Examining the roles of familism, social support, and stigma in Latinx caregivers, Journal of Developmental and Physical Disabilities, 2021, 33: 653-68.
[5] Chu S.Y, Rafi A.B.M, Lee J et al, The relationship between affiliate stigma, stress, and quality of life for parents of individuals with cerebral palsy in Malaysia, Disability and Rehabilitation, 2023, 45 (24): 4035-4047.
[6] Nhan N.V, Ngo H, Shin J.Y, Yang L.H, Stigma and restriction on the social life of families of children with intellectual disabilities in Vietnam, Singapore medical journal, 2012, 53 (7): 451-457.
[7] Vũ Mộng Đóa, Các yếu tố tác động đến sự căng thẳng tâm lý của những người mẹ có con khuyết tật, Tạp chí Khoa học, Học viện Phụ nữ Việt Nam, 2019, 3 (7): 28-36.
[8] Abdulameera A.B, Al-Dujaili A.H, Social stigma and psychological distress among caregivers of children with epilepsy, International Journal of Health Sciences, 2022, 6 (S6): 7296-7305.
[9] Le M.T.H, Tran T.D, Holton S et al, Reliability, convergent validity and factor structure of the DASS-21 in a sample of Vietnamese adolescents, PLoS One, 2017, 12 (7): e0180557.
[10] Lovibond P.F, Lovibond S.H, The structure of negative emotional states: Comparison of the Depression Anxiety Stress Scales (DASS) with the Beck Depression and Anxiety Inventories, Behaviour research and therapy, 1995, 33 (3): 335-343.
[11] Đinh Nguyễn Trang Thu, Trần Thị Nhung, Đồng Nguyệt Minh, Thực trạng căng thẳng của cha mẹ trẻ rối loạn phát triển và một số chiến lược hỗ trợ tâm lý trong quá trình can thiệp, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2023, S1 (19): 19-24.
[12] Ramachandran A, Vyas N, Pothiyil D.I, Stress among the caregivers of mentally disabled children visiting a rehabilitation centre in Chennai, Tamil Nadu-A cross-sectional study, Clinical Epidemiology and Global Health, 2020, 8 (4): 1155-1157.
[13] Goudie A, Narcisse M.R, Hall D.E et al, Financial and psychological stressors associated with caring for children with disability, Families, Systems & Health, 2014, 32 (3): 280.
[14] Yamaoka Y, Tamiya N, Izumida N et al, The relationship between raising a child with a disability and the mental health of mothers compared to raising a child without disability in Japan, SSM-population health, 2016, 2: 542-548.
[15] Osborne L.A, Reed P, The relationship between parenting stress and behavior problems of children with autistic spectrum disorders, Exceptional Children, 2009, 76 (1): 54-73.
[16] Mazhar M, Kausar N, Rizwan S, Social stigma as a predictor of perceived stress among parents of children with special needs, Journal of Peace, Development and Communication, vol. 2020, 4 (3): 156-191.
[17] Falk N.H, Norris K, Quinn M.G, The factors predicting stress, anxiety and depression in the parents of children with autism, Journal of autism and developmental disorders, 2014, 44: 3185-3203.