24. ĐẶC ĐIỂM NỒNG ĐỘ PCT VÀ CRP HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (AECOPD) ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ PCT và CRP huyết tương ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại bệnh viện Phổi Trung ương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 nhân được chẩn đoán xác định là AECOPD vào điều trị nội trú tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 11/2023 - 05/2024.
Kết quả: Phần lớn là nam giới (91,5%), thuộc nhóm 60-79 tuổi (76,0%). Trung bình phần trăm FEV1 cao nhất ở GOLD 1 là 91,67 ± 8,12; thấp nhất ở GOLD 4 là 23,23 ± 4,59. Nồng độ CRP, PCT cao nhất ở mức độ I và GOLD 4 lần lượt là 85,9 (96,61 ± 59,29) mg/l; 3,03 (9,54 ± 46,10) ng/ml và 92,1 (107,71±53,03) mg/l; 4,06 (14,09 ± 67,53) ng/ml; thấp nhất ở mức độ III và GOLD 1 lần lượt là 56,95 (63,94 ± 36,22) mg/l; 0,25 (0,27 ± 0,20) ng/ml và 61,35 (64,23 ± 31,80) mg/l; 0,39 (0,29 ± 0,20) ng/ml, p < 0,05.
Kết luận: CRP và PCT là các dấu ấn sinh học đáng tin cậy, phản ánh mức độ nặng và giai đoạn của AECOPD, hỗ trợ hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nồng độ PCT và CRP
Tài liệu tham khảo
[2] 2Cung Văn Tấn (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn gây bệnh và kết quả điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung ương Luận văn Bác sĩ chuyên khoa IIĐại học Y Hà Nội.
[3] Thái Thị Thùy Linh (2020), Giá trị của CRP, INTERLEUKIN-6 và Bảng câu hỏi CAT trong chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Luận án Tiến sỹTrường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
[4] 4Alvar Agustí, et al. (2023), "Global initiative for chronic obstructive lung disease 2023 report: GOLD executive summary", European Respiratory Journal. 61(4).
[5] 5NR Anthonisen, et al. (1987), "Antibiotic therapy in exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease", Annals of internal medicine. 106(2), p. 196-204.
[6] Johannes MA Daniels, et al. (2010), "Procalcitonin vs C-reactive protein as predictive markers of response to antibiotic therapy in acute exacerbations of COPD", Chest. 138(5), p. 1108-1115.
[7] Leoardo M Fabbri, SS Hurd (2003), "Global strategy for the diagnosis, management and prevention of COPD: 2003 update", European Respiratory Journal. 22(1), p. 1-1.
[8] Daiana Stolz, et al. (2007), "Copeptin, C-reactive protein, and procalcitonin as prognostic biomarkers in acute exacerbation of COPD", Chest. 131(4), p. 1058-1067.
[9] Jiarui Zhang, et al. (2024), "A simple clinical risk score (ABCDMP) for predicting mortality in patients with AECOPD and cardiovascular diseases", Respiratory Research. 25(1), p. 89.
[10] Wen Zhou, Jie Tan (2021), "The expression and the clinical significance of eosinophils, PCT and CRP in patients with acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease complicated with pulmonary infection", American Journal of Translational Research. 13(4), p. 3451.