49. VAI TRÒ CỦA THUỐC NAM TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ UNG THƯ: TỔNG QUAN LUẬN ĐIỂM

Lê Tiến Đạt1, Lê Thùy Chi1, Vũ Minh Phụng1
1 Trường Đại học Phenikaa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan về vai trò của thuốc nam trong hỗ trợ điều trị bệnh lý ung thư tại Việt Nam.


Phương pháp: Nghiên cứu tổng quan luận điểm, chúng tôi tìm kiếm các bài báo khoa học được công bố trên cơ sở dữ liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ trong vòng 10 năm gần đây tại Việt Nam có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, được thực hiện theo tiêu chuẩn PRISMA-ScR.


Kết quả: Trong 57 bài báo tìm được trên cơ sở dữ liệu, 10 bài báo phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn được đưa vào đánh giá tổng quan, trong đó đều là nghiên cứu invitro (mô hình tế bào), các nghiên cứu đánh giá tác dụng ức chế và gây độc dòng tế bào ung thư của cao chiết từ một số vị thuốc nam. Các dòng tế bào ung thư được đưa vào các nghiên cứu chủ yếu là ung thư gan (5), ung thư phổi (5), ung thư vú (3), ung thư cổ tử cung (3), ung thư máu (2), ung thư biểu mô (2), ung thư tụy (1), ung thư buồng trứng (1) và ung thư dạ dày (1).


Kết luận: Nghiên cứu về thuốc nam trong điều trị ung thư tại Việt Nam trong vòng 10 năm gần đây đều là nghiên cứu invitro, chưa có nghiên cứu trên thực nghiệm hay lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Freddie Bray, Mathieu Laversanne et al, Global cancer statistics 2022: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries, CA Cancer J Clin, 2024 May-Jun, 74 (3): 229-263, doi:10.3322/caac.21834.
[2] Bộ Y tế, Ung thư học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 74-76.
[3] Yueyang Zhao et al, Effectiveness and safety of traditional Chinese medical therapy for cancer-related fatigue: a systematic review and Meta-analysis of randomized controlled trials, J Tradit Chin Med, 2020 Oct, 40 (5): 738-748, doi:10.19852/j.cnki.jtcm.2020.05.003.
[4] Nguyễn Đình Hiếu, Tổng quan một số cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022, tr. 20-80.
[5] Vincent C.H Chung, Xinyin Wu et al, Chinese Herbal Medicine for Symptom Management in Cancer Palliative Care: Systematic Review And Meta-analysis, Medicine (Baltimore), 2016 Feb, 95(7): e2793, doi:10.1097/MD.0000000000002793.
[6] Wei-Wei Tao, Hua Jiang et al, Effects of Acupuncture, Tuina, Tai Chi, Qigong, and Traditional Chinese Medicine Five-Element Music Therapy on Symptom Management and Quality of Life for Cancer Patients: A Meta-Analysis, J Pain Symptom Manage, 2016 Apr, 51 (4): 728-747, doi:10.1016/j.jpainsymman.2015.11.027.
[7] DeVita V.T.Jr., Chu E, A history of cancer chemotherapy, Cancer Res, Cancer Res, 2008 Nov 1, 68 (21): 8643-53, doi:10.1158/0008-5472.CAN-07-6611.
[8] Gordaliza M, Natural products as leads to anticancer drugs, Clin Transl Oncol, 2007 Dec, 9 (12): 767-76, doi:10.1007/s12094-007-0138-9.
[9] Xiaoyi Zhang et al, The positive role of traditional Chinese medicine as an adjunctive therapy for cancer, Biosci Trends, 2021 Nov 21, 15 (5): 283-298, doi:10.5582/bst.2021.01318.