6. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG TỬ VONG, NẶNG XIN VỀ CỦA BỆNH NHI WHITMORE TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG TỪ NĂM 2017-2023

Lê Thị Yên1, Nguyễn Văn Lâm1, Trần Thanh Dương2, Phan Thị Thu Chung1, Hoàng Thị Bích Ngọc1, Trần Minh Điển1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến tình trạng tử vong, nặng xin về của bệnh nhi Whitmore tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2017-2023.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu trên 45 bệnh nhi được chẩn đoán Whitmore được, trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/1/2017 đến 31/12/2023.


Kết quả: Có 45 bệnh nhân nhi Whitmore. Số bệnh nhi ≤ 5 tuổi là 26 (57,8%); tỷ lệ nam/nữ là 2/1. Kháng sinh ban đầu đúng theo kinh nghiệm là 28,9%. Thời gian điều trị nội trú trung bình là 21 ± 16 ngày (2-61 ngày). Can thiệp ngoại khoa 64,4%, chủ yếu trích apxe hạch hoặc phẫu thuật mổ đặt dẫn lưu hút mủ apxe hạch (82,8%). Tỷ lệ khỏi bệnh là 84,4% (38/45); tử vong là 15,6% (7/45), cả 7 ca bệnh này đều là nhiễm khuẩn huyết. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng tử vong, nặng xin về là: trẻ nam, trên 5 tuổi, bệnh lâm sàng là nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu giảm, CRP trên 98 mg/L và số mẫu bệnh phẩm phân lập được ở mỗi ca bệnh từ 2 loại mẫu trở lên.


Kết luận: Kháng sinh chỉ định ban đầu đúng theo kinh nghiệm ở bệnh nhi Whitmore còn thấp. Tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết và có sốc nhiễm khuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] 1. Chakravorty A, Heath C, Melioidosis: An updated review, Aust J Gen Pract, 2019, 48 (5), 327-332.
[2] 2. Chewapreecha C, Holden M.T.G, Vehkala M et al, Global and regional dissemination and evolution of Burkholderia pseudomallei, Nat Microbiol, 2017, 2, 16263.
[3] 3. Phuong D.M, Trung T.T, Breitbach K et al, Clinical and microbiological features of melioidosis in northern Vietnam, Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, 2008, 102, S30-S36.
[4] 4. Arjun C, Moritz B, Thyl M et al, Improving Treatment and Outcomes for Melioidosis in Children, Northern Cambodia, 2009-2018, Emerging infectious diseases, 2021, 27 (4).
[5] 5. Bộ Y tế, Quyết định số 6101/QĐ-BYT, ngày 30 tháng 12 năm 2019, về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore.
[6] 6. Wiersinga W.J, Virk H.S, Torres A.G et al, Melioidosis, Nat Rev Dis Primers, 2018, 4 (1), 1-22.
[7] 7. Currie B.J, Mayo M, Ward L.M et al, The Darwin Prospective Melioidosis Study: a 30-year prospective, observational investigation, Lancet Infect Dis, 2021, 21 (12), 1737-1746.
[8] 8. Ian G, Vibooshini G, Mark C et al, Melioidosis: Laboratory Investigations and Association with Patient Outcomes, The American journal of tropical medicine and hygiene, 2021, 106 (1).
[9] 9. Philippa K, Simon S, Linda W et al, Clinical Utility of Platelet Count as a Prognostic Marker for Melioidosis, The American journal of tropical medicine and hygiene, 2019, 100 (5).
[10] 10. Raviraj M, Poornima B, Anil K.V et al, Risk Factors for Mortality in Melioidosis: A Single-Centre, 10-Year Retrospective Cohort Study, TheScientificWorldJournal, 2021.