1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI ĐƯỢC PHẪU THUẬT NỘI SOI U BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Đỗ Tuấn Đạt1,2, Mai Trọng Hưng1, Phan Thị Huyền Thương1,3, Nguyễn Kiều Oanh3
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng phụ nữ có thai được phẫu thuật nội soi u buồng trứng tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.


Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả cắt ngang trên 74 thai phụ có chẩn đoán là u buồng trứng được can thiệp phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ 1/1/2019 đến 31/12/2023.


Kết quả: Tuổi trung bình của sản phụ chẩn đoán u buồng trứng trong nghiên là 27,1 ± 4,0, thường thấy ở các cán bộ công nhân viên. Bệnh nhân vào viện thường gặp nhất là đau vùng bụng dưới với 74,3%. Đa số người bệnh có 1 con (32,4%) và có vết mổ cũ ở bụng (35,2%). Tuổi thai khi phát hiện gặp nhiều nhất ≤ 12 tuần tuổi với tỉ lệ 79,7% và có tới 67,6% thai phụ phải phẫu thuật khi thai ở lứa tuổi này. Thời gian đau bụng của thai phụ dưới 24 giờ chiếm tỉ lệ lớn nhất với 43,2%.


Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm tuổi 20-35 là nhóm gặp nhiều nhất. Ở độ tuổi này, nhiều người chưa sinh đủ số con nên việc bảo tồn buồng trứng trong phẫu thuật là một yếu tố quan trọng để bảo đảm khả năng sinh đẻ. Đối với những người bệnh trẻ tuổi và chưa đủ số con mong muốn, việc lựa chọn phẫu thuật nội soi là một giải pháp tối ưu để vừa điều trị bệnh lý, vừa duy trì khả năng sinh sản. Phẫu thuật nội soi trên người bệnh có vết mổ cũ ổ bụng không còn là một chống chỉ định nghiêm ngặt, và các kỹ thuật nội soi đã trở nên an toàn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn cần phải thận trọng khi chỉ định phẫu thuật nội soi cho những trường hợp này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Oehler M.K, Wain G.V, Brand A, Gynaecological malignancies in pregnancy: a review, Aust NZJ Obstet Gynaecol, Dec 2003, 43 (6): 414-20, doi: 10.1046/j.0004-8666.2003.00151.x.
[2] Horowitz N.S, Management of adnexal masses in pregnancy, Clin Obstet Gynecol, Dec 2011, 54 (4): 519-27, doi: 10.1097/GRF.0b013e318236c583.
[3] Đinh Thế Mỹ, Tình hình khối u buồng trứng tại Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, Tạp chí Thông tin Y dược, 1998, pp. 50-54.
[4] Aggarwal P, Kehoe S, Ovarian tumours in pregnancy: a literature review, Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, Apr 2011, 155 (2): 119-24, doi: 10.1016/j.ejogrb.2010.11.023.
[5] Đỗ Thị Ngọc Lan, Nghiên cứu áp dụng phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng lành tính tại Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, Hà Nội, 2003.
[6] Nguyễn Thị Hồng Phượng, Nghiên cứu điều trị phẫu thuật u buồng trứng ở phụ nữ có thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội, 2020.
[7] Nguyễn Thị Hồng Nhung, Kết cục thai kỳ các trường hợp có phẫu thuật u buồng trứng trong thai kỳ tại Bệnh viện Từ Dũ, 2020.
[8] Đỗ Khắc Huỳnh, Đánh giá tình hình phẫu thuật nội soi đối với u nang buồng trứng tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ 1/1/1999 đến 31/5/2001, Hà Nội, 2001.
[9] Trịnh Văn Trường, Nghiên cứu u buồng trứng ở phụ nữ có thai được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2013, Trường Đại học Y Hà Nội, 2014.
[10] Phạm Thanh Nga, Xử lý u buồng trứng trong thai kỳ bằng phầu thuật nội soi tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2008, Trường Đại học Y Hà Nội, 2008.
[11] Đỗ Kính, Chương 16: Hệ sinh dục nữ, Mô học, Bộ môn Mô học và Phôi thai học, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà Xuất bản Y học, 1999.
[12] Nguyễn Bình An, Nhận xét về kết quả điều trị u nang buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi 6 tháng đầu năm 2008 tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, 2008.