THỰC TRẠNG NHIỄM KIM LOẠI NẶNG, HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG MỘT SỐ SẢN PHẨM PHOMAI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định mức độ nhiễm kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật trong một số sản phẩm phomai tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chọn 60 sản phẩm phomat thương mại được tiêu thụ phổ biến nhất tại khu vực nghiên cứu. Trong đó, 30 sản phẩm trong nước và 30 sản phẩm nhập khẩu. Đánh giá mức độ nhiễm một số chỉ tiêu hóa học. Kết quả và kết luận: Nồng độ Chì là 0,011 ± 0,007 mg/kg, nồng độ Asen là 0,237 ± 0,181 mg/kg, nồng độ Cadimi là 0,481 ± 0,371 mg/kg, nồng độ Thủy ngân là 0,024 ± 0,017 mg/kg đối với sản phẩm trong nước. Nồng độ Chì là 0,005 ± 0,007 mg/kg, nồng độ Asen là 0,099 ± 0,14 mg/kg, nồng độ Cadimi là 0,380 ± 0,358 mg/kg, nồng độ Thủy ngân là 0,01 ± 0,014 mg/kg đối với sản phẩm nhập khẩu. Nồng độ Chì vượt giới hạn cho phép ở 2/30 mẫu sản phẩm trong nước, ở 1/30 mẫu nhập khẩu. Nồng độ Asen vượt giới hạn cho phép ở 1/30 mẫu sản phẩm trong nước. Nồng độ Cadimi vượt giới hạn cho phép ở 2/30 mẫu sản phẩm trong nước. Nồng độ Thủy ngân không vượt giới hạn ở tất cả các mẫu xét nghiệm. Nồng độ Carbaryl trong mẫu sản phẩm trong nước là 25,52 ± 16,17 μg/kg, trong mẫu sản phẩm nhập khẩu là 12,67 ± 14,26 μg/kg; nồng độ Endosulfan trong mẫu sản phẩm trong nước là 4,301 ± 2,878 μg/kg, trong sản phẩm nhập khẩu là 3,18 ± 3,40 μg/kg; nồng độ Aldrin và Dieldrin trong mẫu sản phẩm trong nước là 3,47 ± 2,07, trong sản phẩm nhập khẩu là 1,94 ± 2,13 μg/kg. Không ghi nhận mẫu có nồng độ hóa chất bảo vệ thực vật đối với cả sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, phomai.
Tài liệu tham khảo
in Gezira State, Sudan.
2. Isabella Clarissa, Vasconcelos Rêgo, Greice Nara Viana dos Santos, Greice Nivea Viana dos Santos, et al.
(2019). Organochlorine pesticides residues in commercial milk: a systematic review, Acta Agronómica, 68(2):99-107.
3. Myra Evelyn Flores-Flores, Elena Lizarraga, Adela López de Cerain, et al. (2015). Presence of mycotoxins in
animal milk: A review, Food Control, 53:163-176.
4. Zelinjo N Igweze, Osazuwa C Ekhator, Ify Nwaogazie, et al. (2020). Public Health and Paediatric Risk
Assessment of Aluminium, Arsenic and Mercury in Infant Formulas Marketed in Nigeria, Sultan Qaboos University
Medical Journal, 20(1):e63.
5. Husniye Imamoglu, Elmas Oktem Olgun (2016). Analysis of veterinary drug and pesticide residues using the
ethyl acetate multiclass/multiresidue method in milk by liquid chromatography-tandem mass spectrometry, Journal of
analytical methods in chemistry, 2016.
6. Amir Ismail, Muhammad Riaz, Saeed Akhtar, et al. (2019). Heavy metals in milk: global prevalence and health
risk assessment, Toxin Reviews, 38(1):1-12.
7. Sabbya Sachi, Jannatul Ferdous, Mahmudul Hasan Sikder, et al. (2019). Antibiotic residues in milk: Past,
present, and future, Journal of Advanced Veterinary and Animal Research, 6(3):315.