49. THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ TƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2024

Tạ Hoàng Giang1
1 Viện đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng thừa cân và béo phì cùng một số yếu tố liên quan đến lối sống ở sinh viên năm thứ tư Trường Đại học Y Hà Nội năm 2024.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên mẫu gồm 387 sinh viên năm thứ tư tại Trường Đại học Y Hà Nội trong năm học 2023-2024. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi tự điền, bao gồm Bộ câu hỏi Hoạt động Thể chất Quốc tế (IPAQ) và bảng câu hỏi tần suất thực phẩm (FFQ) sửa đổi, bao gồm các yếu tố như thói quen ăn uống, hoạt động thể chất và thời gian ngủ. Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm Stata 15.0 để tính toán tỷ số Odds (OR) và khoảng tin cậy 95% cho mối liên hệ giữa các yếu tố lối sống và tình trạng thừa cân/béo phì.


Kết quả: Tỷ lệ thừa cân và béo phì trong mẫu nghiên cứu là 11%, trong đó thừa cân chiếm 10% và béo phì chiếm 1%. Các yếu tố chính liên quan đến nguy cơ thừa cân/béo phì tăng bao gồm sống tại nhà thuê hoặc ký túc xá (OR = 1,9, KTC 95%: 1,01-3,59), sử dụng ít sản phẩm từ sữa (OR = 1,72, KTC 95%: 1,45-2,0) và tiêu thụ ít rau (OR = 3,3, KTC 95%: 1,4-3,6). Ngoài ra, sinh viên ngủ ít hơn 7 giờ hoặc nhiều hơn 10 giờ mỗi ngày có nguy cơ thừa cân/béo phì cao hơn đáng kể so với nhóm ngủ 7-8 giờ (OR = 0,6, KTC 95%: 0,58-0,69, p = 0,001).


Kết luận: Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở sinh viên năm thứ tư Trường Đại học Y Hà Nội là 11%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thừa cân, béo phì của sinh viên với: giới tính, nơi ở, ăn và sử dụng các sản phẩm từ sữa, ăn thịt,ăn rau, thời gian ngủ của sinh viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO report on ending childhood obesity echoes earlier recommendations.
[2] Negative Self-Rated Health and Non-Utilization of University Restaurants Are Associated with Overweight and Obesity among College Students in Brazil. Obesities. 2024;4(3):183-194. doi:10.3390/obesities4030017
[3] A Cross-Sectional Study to Assess the Physical Activity, Eating Behaviour and Correlation of Overweight and Obesity among College Students of Various Colleges in Indore District. SciSpace - Paper. doi:10.37506/b988jh75
[4] Song Y, Shi M. Associations between empathy and big five personality traits among Chinese undergraduate medical students. Bianchi C, ed. PLOS ONE. 2017;12(2):e0171665. doi:10.1371/journal.pone.0171665
[5] Nguyễn LÁH, Đỗ NTT, Trần NT, et al. Khảo sát tình trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan trên sinh viên khoa y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021. Tạp Chí Dược Học Cần Thơ. 2023;(61):246-252. doi:10.58490/ctump.2023i61.676
[6] Nguyễn Văn N, Hà VT, Phạm ĐMP. Thực trạng thừa cân béo phì của sinh viên năm nhất Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng năm học 2022-2023. Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng. Published online May 24, 2024:157-164. doi:10.59294/HIUJS.KHTT.2024.019
[7] Nguyễn Thị TH, Nguyễn BN, Nguyễn Thị HT, Hà MT. Thực trạng thừa cân béo phì của sinh viên Đại học Xây Dựng và một số yếu tố liên quan. Tạp Chí Tế Công Cộng. 2021;(54):53. doi:10.53522/ttcc.vi54.61943
[8] Ngọc HTL, Hòa NTT, Hương LT. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y1 Trường Đại học Y Hà Nội. Tạp Chí Nghiên Cứu Khoa Học. 2021;146(10):192-197. doi:10.52852/tcncyh.v146i10.335
[9] Chế độ ăn cho người béo phì. Accessed May 23, 2024. https://soyte.ninhbinh.gov.vn/tin-tuchoat-dong-nganh/che-do-an-cho-nguoi-beophi-311236
[10] Dietary factors as the major determinants of overweight and obesity among Iranian adolescents. A cross-sectional study - ScienceDirect. Accessed May 23, 2024. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0195666314003833
[11] Nutrients | Free Full-Text | The Relationship between Vegetable Intake and Weight Outcomes: A Systematic Review of Cohort Studies. Accessed May 23, 2024. https://www.mdpi.com/2072-6643/10/11/1626
[12] Shi Z, Hu X, Yuan B, et al. Vegetable-rich food pattern is related to obesity in China. Int J Obes. 2008;32(6):975-984. doi:10.1038/ijo.2008.21
[13] Zappalà G, Buscemi S, Mulè S, et al. High adherence to Mediterranean diet, but not individual foods or nutrients, is associated with lower likelihood of being obese in a Mediterranean cohort. Eat Weight Disord - Stud Anorex Bulim Obes. 2018;23(5):605-614. doi:10.1007/s40519-017-0454-1
[14] Nguy cơ thấp còi hay thừa cân xuất phát chính từ thói quen lười ăn rau của trẻ - Chương trình mục tiêu quốc gia - Cổng thông tin Bộ Y tế. Accessed May 23, 2024. https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/nguy-co-thapcoi-hay-thua-can-xuat-phat-chinh-tu-thoi-quenluoi-an-rau-cua-tre
[15] Meat consumption and the risk of general and central obesity: the Shahedieh study | BMC Research Notes. Accessed May 23, 2024. https://link.springer.com/article/10.1186/s13104-022-06235-5
[16] Spicy food consumption is associated with adiposity measures among half a million Chinese people: the China Kadoorie Biobank study | BMC Public Health. Accessed
May 23, 2024. https://link.springer.com/article/10.1186/1471-2458-14-1293
[17] Giảm muối ăn bảo vệ sức khỏe. Accessed May 23, 2024. https://soyte.ninhbinh.gov.vn/y-te-duphong/giam-muoi-an-bao-ve-suc-khoe-278288
[18] Khảo sát tình trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan trên sinh viên khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021 | Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. Accessed May 23, 2024. https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/676
[19] Lack of sleep as a contributor to obesity in adolescents: impacts on eating and activity behaviors | International Journal of Behavioral Nutrition and Physical Activity | Full Text. Accessed May 23, 2024. https://ijbnpa.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12966-016-0428-0