48. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NỒNG ĐỘ ANTI SARS – COV-2 IGG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN COVID 19
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định sự thay đổi nồng độ anti SARS-CoV-2 IgG ở bệnh nhânCoVid-19 và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến nồng độ anti SARS – CoV- 2 IgG ở những đối tượng trên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại 4 mốc thời gian: T0 (Khi đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương: 271 người bệnh); T6 (Sau khi nhiễm bệnh 6 tháng: 250 người bệnh); T12 (Sau khi nhiễm 12 tháng: 250 người bệnh) và T18 (Sau khi nhiễm 18 tháng: 270 người bệnh).
Kết quả: Về tuổi: nhóm T0 có độ tuổi trung bình cao nhất: 55,5± 16,4 (4 - 90); Về giới tính: nữ giới chiếm phần lớn với ở các nhóm T6; T12 và T18, trong khi nam giới nhóm T0 lại nhiêu hơn chiếm 59,4%. BMI của 4 giai đoạn tương đương nhau chủ yếu xếp loại bình thường (18 – 25); Về bệnh nền: Nhóm T0 có tỷ lệ bệnh nền cao nhất chiếm 60,89%, trong khi T6 là 25,2%; nhóm T12 là 22%; nhóm T18 là 21,9%; Về tiền sử tiêm vắc xin: Nhóm T0 tiêm ít nhất 32,1%; Về mức độ bệnh: Nhóm T0 có tỷ lệ nặng và nguy kịch cao nhất: 43,5% và 28,8%. Nồng độ kháng thể của nhóm T0: 494,55 UI/ml(106,43- 1119,17); T6: 355,58 UI/ml(241,95- 507,13); T12: 173,62 UI/ml(133,01- 229,47); T18: 74,9 UI/ml(53,13- 106,17).
Kết luận: Có mối liên quan giữa các thể bệnh và nồng độ kháng thể anti SARS CoV-2 ở nhóm T0. Nồng độ kháng thể anti SARS CoV-2 giảm dần theo thời gian nhưng vẫn tồn tại đến 18 tháng sau nhiễm bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Covid -19, anti SARS CoV-2 IgG, các thể bệnh, Bệnh viện đa khoa Sơn Tây
Tài liệu tham khảo
[2] WHO (2003). Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới. https://vncdc.gov.vn/tinh-hinh-dich-covid-19-tren-the-gioi-va-khuyen-nghi-cua-to-chuc-yte-the-gioi-who-nd17305.html,
[3] M. I. de Oliveira, M. R. Aciole, P. A. F. Neves và cộng sự (2024). A stronger antibody response in increased disease severity of SARS-CoV-2. BMC Infectious Diseases, 24 (1), 17.
[4] S. Prato, M. E. Paladino, M. A. Riva và cộng sự (2021). COVID-19 Vaccination and Asymptomatic Infection: Effect of BNT162b2 mRNA Vaccine on the Incidence of COVID-19 and Duration of Sick Leave Among Healthcare Workers. Journal of occupational and environmental medicine, 63 (12), e868-e870.
[5] S. Hoshida, N. Koeda, H. Hattori và cộng sự (2022). Age- and sex-based changes in spike protein antibody status after SARS-CoV-2 vaccination and effect of past-infection in healthcare workers in Osaka. BMC Infect Dis, 22 (1), 709.
[6] R. Varnai, T. Molnar, L. Zavori và cộng sự (2022). Serum Level of Anti-Nucleocapsid, but Not Anti-Spike Antibody, Is Associated with Improvement of Long COVID Symptoms. Vaccines, 10 (2), 165.
[7] T. B. Onyango, F. Zhou, G. Bredholt và cộng sự (2023). SARS-CoV-2 specific immune responses in overweight and obese COVID-19 patients. Front Immunol, 14, 1287388.
[8] D.-Y. Lin, F. Abi Fadel, S. Huang và cộng sự
(2023). Nirmatrelvir or Molnupiravir Use and Severe Outcomes From Omicron Infections. JAMA Network Open, 6 (9), e2335077-e2335077.
[9] S. L. S. Penetra, H. F. P. Santos, P. C. Resende và cộng sự (2023). SARS-CoV-2 Reinfection Cases in a Household-Based Prospective Cohort in Rio de Janeiro. J Infect Dis, 228 (12), 1680-1689.