43. RESULTS OF BREECH PRESENTATION FOR PREGNANT WOMEN AT THAI NGUYEN CENTRAL HOSPITAL
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích kết quả xử trí đẻ ngôi mông của các sản phụ đẻ ngôi mông từ 22 tuần trở lên tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ năm 2019 đến năm 2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 150 hồ sơ bệnh án của các thai phụ được chẩn đoán đẻ ngôi mông tuổi thai từ 22 tuần trở lên đẻ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 01/01/2019 đến 31/12/2023.
Kết quả: Tuổi thai khi kết thúc thai nghén chủ yếu là thai đủ tháng với tỷ lệ 68,7%, đẻ non tháng là 31,3%. Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai trong ngôi mông chiếm 77,3%. Hầu hết các trường hợp đẻ ngôi mông đều đã có dấu hiệu chuyển dạ chiếm 95,3%. Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai vì ngôi mông đơn thuần chiếm 31,9%, có 68,1% là có lý do phối hợp. Tỉ lệ phẫu thuật lấy thai ở nhóm cân nặng 1600 - 2500 gram là 68,2% tăng dần đến 90,5% ở nhóm cân nặng 2600 - 3000 gram và tăng đến 100% ở nhóm trên 3000 gram. 98,7% trẻ sinh ra không có biến chứng gì sau đẻ.
Kết luận: Phần lớn thai phụ mang thai ngôi mông kết thúc thai kỳ ở tuổi thai đủ tháng và bằng phương pháp mổ lấy thai. Tỷ lệ tai biến của trẻ sơ sinh thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ngôi mông, mổ lấy thai, kết quả xử trí
Tài liệu tham khảo
[2] Đặng Trần Cương và các cộng sự. (2022), "Kết quả xử trí ngôi mông đủ tháng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên", Tạp chí Y học Việt Nam. 510(2), tr. 100-104.
[3] Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Nghiên cứu tình hình đẻ ngôi ngược tại viện BVBMTSS trong hai năm 1997 - 1998, Khánh, ed, Luận văn Thạc sỹ học sản phụ khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
[4] Vũ Thị Oanh (2017), "Thái độ xử trí ngôi mông chuyển dạ ở những sản phụ có thai ngôi mông từ 28-42 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong năm 2006 và năm 2016", Luận văn tốt nhiệp bác sỹ chuyên khoa cấp 2, tr. 56.
[5] Nguyễn Thị Thanh Thủy (2014), "Đánh giá kết quả xử trí ngôi mông tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang", Luận án bác sĩ chuyên khoa II, tr. 45.
[6] Cui. H và các cộng sự. (2016), "Cesarean Rate and Risk Factors for Singleton Breech Presentation in China", J Reprod Med. 61(5-6), tr. 270-274.
[7] Lansac. J và các cộng sự. (2015), "How singleton breech babies at term are born in France: a survey of data from the AUDIPOG network", Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 188, tr. 79-82.
[8] Zsirai. L và các cộng sự. (2016), "Breech presentation: its predictors and consequences. An analysis of the Hungarian Tauffer Obstetric Database (1996-2011)", Acta Obstet Gynecol Scand. 95(3), tr. 347-54.