40. KẾT QUẢ NUÔI DƯỠNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA SỚM Ở TRẺ SINH NON TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Trần Thị Hằng1, Nguyễn Đình Học1, Dương Quốc Trưởng1, Lưu Thị Hòa2, Nông Thanh Hoa3
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non được nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa sớm tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2023-2024.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 204 đối tượng trẻ đẻ non được nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa sớm.


Kết quả: Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ trẻ nam/nữ là 1,8/1. Tỷ lệ trẻ ≥2500g trở về cân nặng lúc sinh <10 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 81,8%. Không ghi nhận trường hợp nào trẻ ≥2500g lấy lại cân nặng lúc sinh nhóm 15 – 21 ngày. Có sự khác biệt về thời điểm lấy lại cân nặng khi sinh giữa 3 nhóm cân nặng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ bắt kịp tăng trưởng khi ghép mẹ là 67,6% và trước khi ra viện là 70,9%.


Kết luận: Nuôi dưỡng đường tiêu hóa sớm ở trẻ đẻ non là một phương pháp an toàn, hiệu quả, ít biến chứng và giúp trẻ đẻ non sớm trở lại cân nặng lúc sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization, March of dimes; (2022), Report: U.S. preterm birth rate increases to 10.5% in 2021, https://publications.aap.org/aapnews/news
[2] Perin Jamie, Mulick Amy, Yeung Diana, Villavicencio Francisco, Lopez Gerard, Strong Kathleen L, Prieto-Merino David, Cousens Simon, Black Robert E, Liu Li (2022), "Global, regional, and national causes of under-5 mortality in 2000–19: an updated systematic analysis with implications for the Sustainable Development Goals", The Lancet Child & Adolescent Health. 6 (2), pp. 106-115.
[3] Hội Nhi khoa Việt Nam và Hội Chu sinh và Sơ sinh TP.HCM (2013), "Khuyến cáo điều trị dinh dưỡng cho trẻ sinh non, nhẹ cân.", Tạp chí Nhi khoa. 6.
[4] Dutta Sourabh, Singh Balpreet, Chessell Lorraine, Wilson Jennifer, Janes Marianne, McDonald Kimberley, Shahid Shaneela, Gardner Victoria A, Hjartarson Aune, Purcha Margaret, (2015), "Guidelines for feeding very low birth weight infants", Nutrients. 7 (1), pp. 423-442.
[5] Nguyễn Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thanh Tâm và Thái Thị Liên Phương "Bước đầu đánh giá kết quả phương pháp nuôi dưỡng trẻ sinh non nhẹ cân bằng cho ăn sớm tại trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2017". Tạp chí Phụ sản 2018 16 (1), pp. 97-101.
[6] Griffin Ian J, Tancredi Daniel J, Bertino Enrico, et al. (2016), "Postnatal growth failure in very low birthweight infants born between 2005 and 2012". 101 (1), pp. 50-55.
[7] Tannis R Fenton Tannis R Fenton, Roseann Nasser, Misha Eliasziw, Jae H Kim, Bilan Denise, Sauve Reg (2013), "Validating the weight gain of preterm infants between the reference growth curve of the fetus and the term infant", BMC pediatrics. 13, pp. 1-10.
[8] Kris Yuet Wan Lok Kris Yuet Wan Lok, Pui Hing Chau, Heidi Sze Lok Fan, Kam Ming Chan, Bill H Chan, Genevieve P C Fung, Marie Tarrant (2017), "Increase in Weight in Low Birth Weight and Very Low Birth Weight Infants Fed Fortified Breast Milk versus Formula Milk: A Retrospective Cohort Study", Nutrients. 9 (5).
[9] Yaser Abdallah Yaser Abdallah, Flavia Namiiro, Jolly Nankunda, Jamiru Mugalu, Yvonne Vaucher (2021), "Growth of preterm very low birth weight infants discharged with weight of less than 1500grams", BMC Pediatr. 21 (1), p. 145.