26. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GÃY THÂN HAI XƯƠNG CẲNG TAY Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy thân hai xương cẳng tay trẻ em tại khoa khám xương và điều trị ngoại trú Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu trên 202 trẻ em dưới 16 tuổi, được chẩn đoán xác định gãy kín thân 2 xương cẳng tay, được điều trị bảo tồn bằng kéo nắn bó bột tại khoa Khám xương và điều trị ngoại trú bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn Anderson.
Kết quả: Độ tuổi trung bình là 8,64 ± 3,5 tuổi. Nam gặp nhiều hơn nữ với tỷ lệ xấp xỉ 2.4/1. Nguyên nhân chủ yếu là tai nạn sinh hoạt chiếm tỷ lệ 61%. Điều trị bảo tồn mang kết quả khả quan kết quả rất tốt là 85,1%; kết quả tốt 12,9%; kết quả trung bình 2%; không có kết quả kém. Di chứng thường gặp nhất là giảm sấp ngửa cổ tay (2%).
Kết luận: Gãy thân 2 xươg cánh tay ở trẻ em điều trị bảo tồn cho lại kết quả tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy thân xương cẳng cẳng tay, điều trị bảo tồn
Tài liệu tham khảo
[2] Bộ môn ngoại trường Đại học Y Hà Nội. Bệnh học ngoại khoa chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.2021:359.
[3] Rodríguez-Merchán EC. Pediatric Fractures of the Forearm (2005). Clin Orthop Relat Res;432:65.
[4] Maccanagno Schmittenbecher PP(2005). Stateof-the-art treatment of forearm shaft fractures. Injury;36(1):S25-S34.
[5] Rokaya P, Rawal M, Khan J, Giri P (2017). Elastic stable intramedullary nailing in pediatric diaphyseal forearm bone fracture. Int J Res Orthop. Published online April 3, 2017.
[6] Dương Đình Toàn, Lê Như Dũng (2022). Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy thân hai xương cẳng tay trẻ em tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Y học Việt Nam. 512:23-26.
[7] Pogorelić Z, Gulin M, Jukić M, Biliškov AN, Furlan D (2020). Elastic stable intramedullary nailing for treatment of pediatric forearm fractures: A 15-year single centre retrospective study of 173 cases. Acta Orthop Traumatol Turc.;54(4):378-384.
[8] Shah AS, Lesniak BP, Wolter TD, Caird MS, Farley FA, Vander Have KL(2010). Stabilization of Adolescent Both-Bone Forearm Fractures: A Comparison of Intramedullary Nailing versus Open Reduction and Internal Fixation. J Orthop Trauma;24(7):440-447.
[9] Zheng W, Tao Z, Chen C, et al (2018). Comparison of three surgical fixation methods for dual-bone forearm fractures in older children: A retrospective cohort study. Int J Surg ;51:10-16.