24. TÁC DỤNG GIẢM ĐAU VÀ CẢI THIỆN HỘI CHỨNG RỄ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐẦU CHÂM KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM

Nguyễn Chính Linh1, Trịnh Thị Lụa2, Nguyễn Trung Tuyên2
1 Bệnh viện Y học cổ truyền Lào Cai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm đau và cải thiện hội chứng rễ trên người bệnh đau thần kinh hông to bằng phương pháp đầu châm kết hợp điện châm.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, có đối chứng trên 70 người bệnh đau thần kinh hông to thể can thận hư kết hợp phong hàn thấp điều trị nội trú tại Bệnh viện YHCT Lào Cai. Người bệnh được chia làm hai nhóm: nhóm nghiên cứu điều trị bằng phương pháp đầu châm kết hợp điện châm; nhóm đối chứng điều trị bằng điện châm, trong 20 ngày.


Kết quả: Sau điều trị, nhóm nghiên cứu có điểm đau VAS giảm tốt hơn nhóm chứng (1,51 ± 0,70 và 1,83 ± 0,57), nghiệm pháp Lasègue ở nhóm nghiên cứu cải thiện tốt hơn nhóm chứng (78,6 ± 7,1 và 75 ± 6,37), ở nhóm nghiên cứu 28,6% hết tê bì và 71, 4% đỡ tê bì cao hơn nhóm chứng (20% và 57,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.


Kết luận: Phương pháp đầu châm kết hợp điện châm có tác dụng giảm đau, cải thiện các triệu chứng của hội chứng rễ trên người bệnh đau thần kinh hông to tốt hơn phương pháp điện châm đơn thuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Quyết định về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp, ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT Ngày 25 tháng 01 năm 2014, tr 140-144.
[2] Bệnh viện Bạch Mai, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nội khoa, Nhà xuất bản y học năm 2011, tr 650 - 652.
[3] Đại học Y Hà Nội, Giáo trình nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản y học năm 2012, tr 177 - 180.
[4] Bộ Y tế, Quyết định về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, ban hành kèm theo Quyết định 5013/QĐ-BYT ngày 01/12/2020, tr 72-78.
[5] Trường Đại học Y hà Nội, Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản y học năm 2008.
[6] Report of a WHO Scientific Group, A Proposed Standard International Acupuncture Nomenclature, Ann Intern Med, 1991;115(4):335.
[7] Lã Kiều Oanh (2019). Đánh giá tác dụng của “Độc hoạt thang” kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh hông to do thoái hóa cột sống thắt lưng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội
[8] Đỗ Thị Nhung (2021). Đánh giá tác dụng của phúc châm kết hợp độc hoạt ký sinh thang trong điều trị đau dây thần kinh hông to do thoái hóa cột sống thắt lưng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội