21. THAY ĐỔI THỰC HÀNH CHO BÚ SỚM CỦA BÀ MẸ SAU CAN THIỆP TĂNG CƯỜNG CHO BÚ SỚM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BOKEO, CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2022-2023P

Xanxai Soryavong1, Dương Minh Đức2, Đinh Thị Phương Hòa2
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bokeo - Lào
2 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bài báo này nhằm đánh giá thực hành về bú sớm (bú sữa mẹ trong vòng 1h sau sinh) trong một can thiệp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bokeo, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2022-2023.


Phương pháp: Chúng tôi sử dụng thiết kế bán thử nghiệm với so sánh trước và sau can thiệp nhằm đánh giá hiệu quả của can thiệp. Tổng số bà mẹ được so sánh trước và sau can thiệp là 400 ở mỗi điều tra với thời gian lần lượt là tháng 01-04, 2022 và tháng 9-12, 2023


Kết quả: Kết quả cho thấy ở thời điểm trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh là 47,7%, trong khi đó sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên là 97,7%, nghĩa là tăng 50,2% so với trước can thiệp và kết quả này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)


Kết luận: Kết quả cho thấy can thiệp tăng cường bú sớm cho bà mẹ sau sinh ở bệnh viện đa khoa tỉnh Bokeo có hiệu quả. Chúng tôi khuyến nghị can thiệp hỗ trợ của cán bộ y tế cho bà mẹ theo bước 2 của Sáng kiến mô hình bệnh viện thân thiện với trẻ em (hay Bệnh viện Bạn hữu Trẻ em) là một mô hình hiệu quả giúp tăng cường bú sớm trong bệnh viện tại Lào.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization and UNICEF, Pregnancy, childbirth, postpartum and newborn care: a guide for essential practice. 2015, World Health Organization,.
[2] Conneely, M., et al., Effect of feeding colostrum at different volumes and subsequent number of transition milk feeds on the serum immunoglobulin G concentration and health status of dairy calves. J Dairy Sci, 2014. 97(11): p. 6991-7000.
[3] Smith, E.R., et al., Delayed breastfeeding initiation and infant survival: A systematic review and meta-analysis. PLoS One, 2017. 12(7): p. e0180722.
[4] Rawal, P., V. Gupta, and B.R. Thapa, Role of colostrum in gastrointestinal infections. Indian J Pediatr, 2008. 75(9): p. 917-21.
[5] Edmond, K.M., et al., Delayed breastfeeding initiation increases risk of neonatal mortality. Pediatrics, 2006. 117(3): p. e380-6.
[6] Group, N.S., Timing of initiation, patterns of breastfeeding, and infant survival: prospective analysis of pooled data from three randomised trials. Lancet Glob Health, 2016. 4(4): p. e266-75.
[7] World Health Organization, Protecting, Promoting and Supporting Breastfeeding in Facilities Providing Maternity and Newborn Services. 2017, World Health Organization,: Geneva.
[8] World Health Organization Regional Office for Western Pacific and UNICEF Action plan for
healthy newborn infants in the western Pacific region (2014–2020). 2014.
[9] World Health Organization Western Pacific Region First biennial progress report. 2016.
[10] World Health Organization, et al. Trends in maternal mortality: 1990 to 2015. 2015.
[11] Phetsouvanh, R., et al., Causes of community-acquired bacteremia and patterns of antimicrobial resistance in Vientiane, Laos. Am J Trop Med Hyg, 2006. 75(5): p. 978-85.
[12] UNICEF. Breastfeeding helps keep every child healthy. 2017 [cited 2020 20/12]; Available from: https://www.unicef.org/laos/stories/breastfeeding-helps-keep-every-child-healthy.
[13] Kounnavong, S., et al., Key determinants of optimal breastfeeding practices in Laos. Food and Nutrition Sciences, 2013. 4(10A): p. 61.
[14] UNICEF. Baby-friendly Hospital Initiative Training Materials. 2009 [cited 2021 01/05];
Available from: https://sites.unicef.org/nutrition/index_24850.html.
[15] UNICEF and World Health Organization, Capture the moment - Early initiation of breastfeeding: the best start for every newborn. 2018, UNICEF: New York.
[16] Nesbitt, R.C., et al., Quality along the continuum: a health facility assessment of intrapartum
and postnatal care in Ghana. PLoS One, 2013. 8(11): p. e81089.
[17] Lâm Thị Thiên Trang, Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của bà mẹ có con dưới 12 tháng tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại huyện Chợ Mới, An Giang năm 2020. 2020, Trường Đại học Y tế Công cộng,: Hà Nội.p. 99.
[18] Lý Hải Yến, Kiến thức, thực hành cho trẻ bú sớm của sản phụ và một số yếu tố ảnh hưởng
tại khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản Trung tâm y tế huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang năm 2020.
2020, Trường Đại học Y tế Công cộng,: Hà Nội. p. 96.
[19] Hồ Thị Thuỷ, Thực trạng cho con bú sớm của các bà mẹ sinh con tại bệnh viện Trường đại học Tây Nguyên và một số yếu tố liên quan năm 2022. 2022, Trường Đại học Y tế Công cộng,: Hà Nội. p. 99.
[20] World Health Organization and UNICEF, Baby Friendly Hospital Initiative Part II. Hospital Level implementation. 1992, WHO/UNICEF: Geneva.