14. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH LAO KHÁNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Lao kháng thuốc đặc biệt là lao kháng đa thuốc là một thể bệnh lao dễ gây tử vong, khó điều trị và kháng lại phần lớn các loại thuốc chống lao hiện là những thuốc có hiệu lực mạnh nhất như Isoniazid và Rifamipicin
Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của người bệnh lao kháng thuốc tại Bệnh viện Phổi Hà Nội, năm 2018.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang
Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh lao kháng thuốc là 40,1%. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với việc tuân thủ điều trị lao kháng thuốc bao gồm: Các yếu tố thuộc về người bệnh (tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, kiến thức về lao kháng thuốc, bệnh kèm theo, hành vi nguy cơ như uống bia/rượu, hút thuốc lá/lào và sử dụng ma túy), các yếu tố gia đình, xã hội, các yếu tố về dịch vụ y tế và thuốc/phác đồ điều trị (p<0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lao kháng thuốc, yếu tố liên quan, tuân thủ điều trị
Tài liệu tham khảo
[2] BVPHN (2017), Báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017, Hà Nội.
[3] Hoàng Thị Thanh Thủy (2003), Tìm hiểu thực trạng quản lý điều trị bệnh lao theo chiến lược DOTS ở một số huyện tỉnh Hà Tây, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
[4] Tanja Kastien-Hilka và các cộng sự. (2016),”Health-related quality of life and its association with medication adherence in active pulmonary tuberculosis– a systematic review
of global literature with focus on South Africa”, Health and Quality of Life Outcomes. 14, pg. 42.
[5] Habteyes Hailu Tola và các cộng sự. (2015),”Tuberculosis Treatment Non-Adherence and Lost to Follow Up among TB Patients with or without HIV in Developing Countries: A Systematic Review”, Iranian Journal of Public Health. 44 (1), pg. 1-11.
[6] Frezghi Hidray Gebreweld và các cộng sự. (2018),”Factors influencing adherence to tuberculosis treatment in Asmara, Eritrea: A qualitative study”, Journal of Health, Population and Nutrition. 37 (1), pg. 1.