10. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP ĐIỀU TRỊ SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI BẰNG BIỆN PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC KẾT HỢP THUỐC ĐÔNG DƯỢC GINKGO BILOBA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (2022-2023)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sa sút trí tuệ bằng biện pháp can thiệp không dùng thuốc kết hợp thuốc đông dược Ginkgo Biloba ở người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An (2022-2023).
Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, so sánh trước sau, không đối chứng
Kết quả: Trong số 125 bệnh nhân được can thiệp điều trị bằng biện pháp không dùng thuốc kết hợp sử dụng thuốc đông dược Ginkgo Biloba, tỷ lệ bệnh nhân bình thường tăng lên 40% sau 3 tháng và 60,8% sau 6 tháng. Bệnh nhân mức độ nhẹ giảm từ 63,2% xuống còn 40% sau 3 tháng và 26,2% sau 6 tháng. Bệnh nhân mức độ vừa giảm từ 30,4% xuống còn 16% sau 3 tháng và 11,2% sau 6 tháng. Bệnh nhân mức độ nặng giảm từ 6,4% xuống còn 4% sau 3 tháng và 1,6% sau 6 tháng. Điểm MMSE trung bình tăng từ 19,6 ± 3,67, sau 3 tháng can thiệp 21,8± 3,79, sau 6 tháng can thiệp 23,3 ±. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Điểm ADL trung bình tăng từ 4,59 ± 1,34, sau 3 tháng tăng lên 4,87 ± 1,16; sau 6 tháng tăng lên 5,29 ± 0,92 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điểm IADL trung bình tăng từ 2,38 ± 1,52, sau 3 tháng can thiệp tăng lên 3,13 ± 1,75, sau 6 tháng can thiệp tăng lên 4,16 ± 1,74, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kết luận: Các can thiệp điều trị sa sút trí tuệ bằng biện pháp không dùng thuốc kết hợp sử dụng thuốc đông dược Ginkgo Biloba cho kết quả điều trị tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sa sút trí tuệ, Ginkgo Biloba, người cao tuổi
Tài liệu tham khảo
[2] Bộ Y tế (2020), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp” Quyết định số 2058/QĐ-BYT ngày 14 tháng 5 năm 2020.
[3] José María García-Alberca , Esther Gris , Silvia Mendoza (2022), Combined treatment with Ginkgo biloba extract EGb 761 plus acetylcholinesterase inhibitors improved cognitive function and neuropsychiatric symptoms in patients with mild cognitive impairment, 2022 Aug 2;8(1):e12338. doi: 10.1002/trc2.12338. eCollection 2022. .
[4] Creavin S. T., Wisniewski S., et al. (2016), “Mini-Mental State Examination (MMSE) for the detection of dementia in clinically unevaluated people aged 65 and over in community and primary care populations”, Cochrane Database Syst Rev, 2016(1), pp. .
[5] Shelkey, Mary and Wallace, Meredith (2012), “Katz index of independence in activities of daily living Công trình nghiên cứu khoa học (ADL)”, International Journal of Older People Nursing. 2(3), pp. pp.204-212. .
[6] Lawton,M.P, & Brody, E.M. (1969), Assessment of older people: self-maintaining and instrumental activities of daily living. Gerontologist, 9, 179-186.
[7] Nguyễn Bích Ngọc (2014), “Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer, người chăm sóc và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc”.
[8] M. Mazza, A. Capuano, P. Bria, S. Mazza (2006), Ginkgo biloba and donepezil: a comparison in the treatment of Alzheimer’s dementia in a randomized placebo-controlled double-blind study, 156.
[9] Ihl, R. et al. (2011). Efficacy and safety of a once-daily formulation of Ginkgo biloba extract EGb 761® in dementia with neuropsychiatric features: a randomized controlled trial. International Journal of Geriatric Psychiatry, 26, 1186–1194. .
[10] Yu Zheng, , † Yi Xie, , Ming Qi, , Ling Zhang, Wei Wang, Wanrong Zhang, Liju Sha, Jiawen Wu, Wanting Li, and Ting Wu (2021), Ginkgo Biloba Extract Is Comparable With Donepezil in Improving Functional Recovery in Alzheimer’s Disease: Results From a Multilevel Characterized Study Based on Clinical Features and Resting-State Functional Magnetic Resonance Imaging, 2021 Aug 3. doi: 10.3389/fphar.2021.721216.