46. DIỄN BIẾN TÌNH TRẠNG KHÁNG ARTEMISININ Ở MỨC ĐỘ PHÂN TỬ CỦA PLASMODIUM FALCIPARUM TẠI MỘT SỐ TỈNH TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016-2021

Nguyễn Thị Minh Trinh1, Lê Thị Hạnh Diệu1, Nguyễn Thị Liên Hạnh1, Nguyễn Xuân Xã2, Nguyễn Thu Hương3, Huỳnh Hồng Quang1
1 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
2 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
3 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đột biến gen K13, chỉ thị kháng artemisinin, từ 2016-2021 tại miền Trung-Tây Nguyên để góp phần hiểu rõ tình trạng KSTSR kháng thuốc tại khu vực.
Phương pháp nghiên cứu: DNA tổng số được tách chiết và sử dụng kỹ thuật Nested-PCR để xác định 4 loài ký sinh trùng sốt rét; PCR giải trình tự bằng phương pháp Sanger để xác định các đột biến gen K13.
Kết quả: Tổng cộng 539 mẫu máu được thu thập từ 2019-2021 và 304 mẫu hồi cứu từ 2016-2018 tại Gia Lai, Đăk Lắk và Đăk Nông. Tỷ lệ đột biến C580Y tăng dần qua các giai đoạn: tại Gia Lai: 22,91% (2016-2017), 69,77% (2018-2019), và 98,18% (2020-2021); tỷ lệ lần lượt tại Đăk Lắk: 44,78%, 87,95%, và 86,07%; và tại Đăk Nông là 50%, 79,55%, và 100%. Các đột biến gen K13 kháng theo WHO tại Gia Lai là ¾ loại (C580Y, P553L, I543T); Đăk Lắk: 2/4 loại (C580Y, R539T); Đăk Nông: 2/3 loại (C580Y, R539T và F446I).
Kết luận: Đa số đột biến K13 tại Gia Lai, Đăk Lắk và Đăk Nông đều là đột biến xác định kháng artemisinin theo WHO, trong đó C580Y là quan trọng nhất. Tỷ lệ đột biến này tăng qua các giai đoạn, có thể liên quan đến tình trạng kháng thuốc lâm sàng trong khu vực

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ariey F, Witkowski B, Amaratunga C, Beghain J et al., (2014). A molecular marker of artemisinin-resistant Plasmodium falciparum malaria. Nature.505:50-55.
[2] WHO (2018). Status report on artemisinin resistance and artemisinin-based combination therapy efficacy.
[3] Huỳnh Hồng Quang, Bùi Quang Phúc, Nguyễn Thanh Thuỳ Nhiên, Tạ Thị Tĩnh, Đõ Mạnh Hà, Nguyễn Thị Minh Trinh, Đoàn Đức Hùng, Lê Phước Thiện (2019). Tình hình sốt rét kháng thuốc phân tử do Plasmodium falciparum tại miền Trung – Tây Nguyên (2017-2019). Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 5 (113), tr.49-58.