33. ĐẶC ĐIỂM VIÊM NÃO KHÁNG THỂ-NMDAR TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Nguyễn Hoàng Thiên Hương1, Dư Tuấn Quy2, Trương Hữu Khanh2, Nguyễn Thanh Hùng1,2
1 Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhi đồng 1

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm não kháng thể-NMDAR (N-methyl D aspartate receptor-antibody encephalitis) là dạng viêm não tự miễn phổ biến nhất ở trẻ em, hiện đã có tỷ lệ mới mắc vượt qua các nguyên nhân viêm não do nhiễm trùng theo các số liệu mới nhất tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Khu vực miền Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chưa có nhiều dữ liệu lâm sàng về bệnh lý đang nổi lên này. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các đặc điểm lâm sàng của viêm não kháng thể-NMDAR tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm não kháng thể- NMDAR tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Phương pháp: Nghiên cứu quan sát tiến cứu từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2022 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Kết quả: Viêm não kháng thể-NMDAR được ghi nhận ở 23 trường hợp nhập viện. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là triệu chứng tâm thần (73,9%), rối loạn nhận thức (69,6%), thay đổi ngôn ngữ (69,6%), cử động bất thường (69,6%) và loạn động (65,2%). Điện não đồ đặc trưng bởi delta brush (13,0%) và sóng chậm (52,2%). Tổn thương não trên MRI tập trung ở hệ viền limbic (65,2%), đồi thị (39,1%), não giữa (39,1%) và tiểu não (30,4%). Điều trị bao gồm truyền tĩnh mạch methylprednisolone (91,3%), immunoglobulin (39,1%), cyclophosphamide (30,4%) và rituximab (17,4%). Thời gian nằm viện có trung vị là 38 ngày. Có 1 trường hợp (4,3%) tử vong. Không có sự khác biệt đáng kể về đặc điểm lâm sàng giữa viêm não kháng thể-NMDAR dương tính và viêm não kháng thể-NMDAR âm tính.
Kết luận: Viêm não kháng thể-NMDAR là bệnh lý mới nổi với số ca mắc mới ngày càng nhiều. Xem xét điều trị sớm liệu pháp miễn dịch khi nghi ngờ viêm não kháng thể-NMDAR.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Scheer S, John RM. Anti-N-Methyl-D-Aspartate Receptor Encephalitis in Children and Adolescents. J Pediatr Health Care. 2016;30(4):347–58.
[2] Goldberg EM, Titulaer M, de Blank PM, Sievert A, Ryan N. Anti–N-methyl-D-aspartate Receptor-Mediated Encephalitis in Infants and Toddlers: Case Report and Review of the Literature. Pediatr Neurol. 2014 Feb;50(2):181–4.
[3] Ryan N. Anti-N-Methyl-d-Aspartate Receptor-Mediated Encephalitis: Recent Advances in Diagnosis and Treatment in Children. Curr Probl Pediatr Adolesc Health Care. 2016 Feb;46(2):58–61.
[4] Hacohen Y, Wright S, Waters P, Agrawal S, Carr L, Cross H, et al. Paediatric autoimmune encephalopathies: Clinical features, laboratory investigations and outcomes in patients with or without antibodies to known central nervous system autoantigens. J Neurol Neurosurg Psychiatry. 2013;84(7):748–55.
[5] Gong X, Wang N, Zhu H, Tang N, Wu K, Meng Q. Anti-NMDAR antibodies, the blood–brain barrier, and anti-NMDAR encephalitis. Front Neurol [Internet]. 2023 Dec 8;14. Available from: https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fneur.2023.1283511/full
[6] Armangue T, Titulaer MJ, Málaga I, Bataller L, Gabilondo I, Graus F, et al. Pediatric anti-N-methyl-D-aspartate receptor encephalitis-clinical analysis and novel findings in a series of 20 patients. J Pediatr. 2013;162(4):850-856.e2.
[7] N. FR, J. D. Update on anti-N-methyl-D-aspartate receptor encephalitis in children and adolescents. Curr Opin Pediatr. 2010;22(6):739–44.
[8] Gable MS, Sheriff H, Dalmau J, Tilley DH, Glaser CA. The Frequency of Autoimmune N-Methyl-D-Aspartate Receptor Encephalitis Surpasses That of Individual Viral Etiologies in Young Individuals Enrolled in the California Encephalitis Project. Clinical Infectious Diseases [Internet]. 2012 Apr 1;54(7):899–904.
[9] Wright S, Hacohen Y, Jacobson L, Agrawal S, Gupta R, Philip S, et al. N-methyl-D-aspartate receptor antibody-mediated neurological disease: Results of a UK-based surveillance study in children. Arch Dis Child. 2015;100(6):521–6.
[10] Nguyen Thi Hoang M, Nguyen Hoan P, Le Van T, McBride A, Ho Dang Trung N, Tran Tan T, et al. First reported cases of anti-NMDA receptor encephalitis in Vietnamese adolescents and adults. J Neurol Sci [Internet]. 2017 Feb;373:250–3.
[11] Nosadini M, Thomas T, Eyre M, Anlar B, Armangue T, Benseler SM, et al. International Consensus Recommendations for the Treatment of Pediatric NMDAR Antibody Encephalitis. Neurol Neuroimmunol Neuroinflamm [Internet]. 2021 Sep;8(5).
[12] Dubey D, Pittock SJ, Kelly CR, McKeon A, Lopez-Chiriboga AS, Lennon VA, et al. Autoimmune encephalitis epidemiology and a comparison to infectious encephalitis. Ann Neurol [Internet]. 2018 Jan;83(1):166–77.
[13] Garg D, Mohammad SS, Sharma S. Autoimmune Encephalitis in Children: An Update. Indian Pediatr [Internet]. 2020 Jul 29;57(7):662–70.
[14] de Bruijn MAAM, Bruijstens AL, Bastiaansen AEM, van Sonderen A, Schreurs MWJ, Sillevis Smitt PAE, et al. Pediatric autoimmune encephalitis. Neurol Neuroimmunol Neuroinflamm [Internet]. 2020 May;7(3).
[15] Yakir MJ, Yang JH. Treatment Approaches in Pediatric Relapsing Autoimmune Encephalitis. Curr Treat Options Neurol [Internet]. 2024 May 21;26(5):139–49.
[16] Erickson TA, Muscal E, Munoz FM, Lotze T, Hasbun R, Brown E, et al. Infectious and Autoimmune Causes of Encephalitis in Children. Pediatrics [Internet]. 2020 Jun 1;145(6)