31. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ ỨC CHẾ XANTHIN OXIDASE CỦA CÁC DẪN CHẤT FLAVONOID TRONG ĐIỀU TRỊ GOUT

Nguyễn Thị Thu Trang1, Huỳnh Thị Anh Thư1, Trần Thị Thúy Nga1, Trần Hữu Đạt1, Trần Hữu Đạt1, Đinh Thị Thanh Bình1, Đặng Thị Mỹ Huệ1, Nguyễn Duy Lưu1, Trần Quế Hương1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Flavonoid là các hợp chất phenolic tự nhiên, là thành phần hoạt chất được bổ sung dồi dào từ chế độ ăn uống. Flavonoid đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu do tính an toàn, hiệu quả, ít tác dụng phụ trong ức chế hoạt động xanthin oxidase (XO) trong điều trị Gout. Nhiều flavonoid cho thấy khả năng ức chế XO tương tự allopurinol. Trong nội dung bài tổng quan này, các nghiên cứu về ức chế hoạt động XO và điều trị Gout của flavonoid được phân tích và đánh giá từ các khía cạnh của mối quan hệ cấu trúc hóa học và tác dụng sinh học. Kết quả chỉ ra rằng tương tác kỵ nước rất quan trọng trong việc liên kết flavonoid với XO. Khả năng ức chế XO tăng khi ái lực tương tác kỵ nước tăng lên trong nhóm flavon và flavanol. Cấu trúc phẳng với liên kết đôi C2=C3 trên vòng C và vòng benzopyran của flavonoid được chứng minh có lợi cho cạnh tranh liên kết với cơ chất của XO và ức chế XO. Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp những góc nhìn mới về những hạn chế của nghiên cứu hiện nay nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng chuyên sâu của flavonoid.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Qiyu He, et al. Global, regional, and national
prevalence of gout from 1990 to 2019: Age-period-cohort analysis with future burden prediction.
JMIR Public Health Surveill. 2023, 9: e45943.
doi:10.2196/45943
[2] Alghamdi AA, et al. An overview on the role of
xanthine oxidase inhibitors in gout management.
Archive Pharma Practice. 2021, 12(3), 94-9.
doi:10.51847
[3] Kexin Li, et al. Structure–activity relationships
and changes in the inhibition of xanthine oxidase
by polyphenols: A Review. Foods. 2024, 13(15),
2365. doi:10.3390/foods13152365.
[4] Jie Zhao, et al. Studies on the structure-activity
relationship and interaction mechanism of flavonoids and xanthine oxidase through enzyme
kinetics, spectroscopy methods and molecular simulations. Food Chemistry. 2022, 323,
126807. doi:10.1016/j.foodchem.2020.126807
[5] Hui Xue. Mechanism of flavonoids inhibiting
xanthine oxidase and alleviating hyperuricemia
from structure–activity relationship and animal
experiments: A review. Food Frontiers. 2023,
4(4), 1643-1665. doi:10.1002/fft2.287
[6] Zhang, et al. Mechanistic insights into the inhibition of quercetin on xanthine oxidase. International Journal of Biological Macromolecules. 2018, 112, 405-412. doi:10.1016/j.
ijbiomac.2018.01.190
[7] Wang Yajie, et al. Novel insights into the inhibitory mechanism of kaempferol on xanthine oxidase. Journal of Agricultural and Food Chemistry. 2015, 21;63(2), 526-34. doi:10.1021/
jf505584m.
[8] Lin Suyun, et al. Dietary flavonoids as xanthine
oxidase inhibitors: Structure–affinity and structure–activity elationships. Journal of Agricultural and Food Chemistry. 2015, 63 (35), 7784–
7794. doi: 10.1021/acs.jafc.5b03386.
[9] Li Jun, et al. Xanthine oxidase inhibitory activity of quercetin and its derivatives: Interaction mechanism and evaluation methods. Food
Bioscience. 2024, 59, 103982. doi:10.1016/j.
fbio.2024.103982.
[10] Wu Junhao, et al. Beneficial properties and
mechanisms of natural phytochemicals to combat and prevent hyperuricemia and gout. Trends
in Food Science & Technology. 2023, 138, 355-
369. doi:10.1016/j.tifs.2023.06.021