26. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI DO PHẾ CẦU XÂM LẤN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phế cầu khuẩn là tác nhân thường gặp gây viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em. Trong đó, nhiễm trùng xâm lấn do phế cầu là nguyên nhân chính gây tăng tỉ lệ bệnh tật và các trường hợp tử vong trên toàn thế giới, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Vậy viêm phổi do phế cầu và phế cầu xâm lấn có sự khác biệt gì không?Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm viêm phổi do phế cầu xâm lấn ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 1.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu hàng loạt ca từ tháng 01/2017 đến tháng 7/2022 và tiến cứu từ tháng 7/2022 đến tháng 07/2023.
Kết quả: Trẻ viêm phổi do phế cầu xâm lấn thường gặp ở độ tuổi < 60 tháng tuổi chiếm 76,8% với tỉ lệ nam/nữ là 1,3/1 trẻ. Trẻ không tiêm vắc xin phế cầu chiếm tỉ lệ 57,6%. 75,8% trẻ sử dụng kháng sinh trước vào viện và loại kháng sinh thường dùng nhất là nhóm amoxicillin ± acid clavulanic (44%). Các triệu chứng thường gặp là sốt (94,9%), ho (96%), chảy mũi (71,7%), khó thở (40,4%), khò khè (13,1%), đau ngực (8%), ran ẩm/nổ (80,8%), thở nhanh theo tuổi (79,8%), rút lõm lồng ngực (72,7%), hội chứng 3 giảm (18,2%), hội chứng đông đặc (7,1%). Đa số trẻ có tăng bạch cầu chiếm 74,7%, thiếu máu (56,1%), CRP tăng > 20mg/L (84,8%), hình ảnh viêm phổi thùy (34,3%). Kết quả vi sinh với bệnh phẩm máu chiếm (81,8%) và dịch màng phổi (10,1%). Các biến chứng thường gặp là tràn dịch màng phổi (43,5%) và viêm phổi hoại tử (19,2%). Phế cầu còn nhạy cao với các kháng sinh vancomycin (100%), levofloxacin (88,9%) và linezolid (100%). Phế cầu xâm lấn có tỉ lệ đề kháng cao với các kháng sinh nhóm macrolid (100%), nhóm Sulfamid (77,8%), nhóm penicillin (20,2%). Kháng sinh thường dùng lúc nhập viện là nhóm C3G. Kết quả điều trị có 96% trẻ khỏi bệnh và đỡ bệnh, trẻ tử vong chiếm tỉ lệ 2%.
Kết luận: Cần lưu ý tới khả năng viêm phổi do phế cầu xâm lấn trong một số tình huống như nghi ngờ có các biến chứng trên lâm sàng và cận lâm sàng hoặc lâm sàng trẻ sốt cao kèm khó thở và bú kém hoặc cận lâm sàng CRP tăng cao (> 100 mg/L) với tình trạng thiếu máu đi kèm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm trùng xâm lấn do phế cầu, viêm phổi do phế cầu xâm lấn, trẻ em, S. pneumoniae
Tài liệu tham khảo
[2] Tan TQ, Mason Jr EO, Barson WJ, et al. Clinical characteristics and outcome of children with pneumonia attributable to penicillin-susceptible and penicillin-nonsusceptible Streptococcus pneumoniae. Pediatrics. 1998; 102(6):1369-1375. doi:10.1542/peds.102.6.1369
[3] Nguyễn Đăng Quyệt, Đào Minh Tuấn, Bùi Quang Phúc. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phổi do phế cầu ở trẻ em tại bệnh viện nhi Trung ương. Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng 2021:64-70. doi:10.59253/tcpcsr.v125i5.85
[4] Quế Anh Trâm, Tăng Xuân Hải, Trần Quang Phục. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phổi do phế cầu ở trẻ em tại bệnh viện nhi Trung ương. Tạp chí Y học Cộng đồng. 2022; 63(4)doi:10.52163/yhc.v63i4.364.
[5] Đinh Dương Tùng Anh, Nguyễn Thị Giang, Đinh Hoàng Dương. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ mắc viêm phổi cộng đồng do S. pneumoniae tại bệnh viện Trẻ em Hải phòng năm 2019-2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 520(2)doi:10.51298/vmj.v520i2.4164.
[6] Cai K, Wang Y, Guo Z, et al. Q. Clinical characteristics and antimicrobial resistance of pneumococcal isolates of pediatric invasive pneumococcal disease in China. The Journal of emergency medicine. 2018:2461- 2469. doi:10.2147/IDR.S183916.
[7] Dương Thị Hồng Ngọc, Khổng Thị Ngọc Mai, Lê Thị Kim Dung. Căn nguyên và mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019-2020. Tạp chí Y học Dự phòng. 04/27 2021; 30(6):9-16. doi:10.51403/0868-2836/2020/172.
[8] Wexler ID, Knoll S, Picard E, et al. Clinical characteristics and outcome of complicated pneumococcal pneumonia in a pediatric population. Pediatric pulmonology. 2006; 41(8):726-734. doi: 10.1002/ppul.20383
[9] Olarte L, Barson WJ, Barson RM, et al. Pneumococcal pneumonia requiring hospitalization in US children in the 13-valent pneumococcal conjugate vaccine era. Clinical Infectious Diseases. 2017; 64(12):1699-1704. doi: 10.1093/cid/cix115
[10] Alcoba G, Keitel K, Maspoli V, et al. A threestep diagnosis of pediatric pneumonia at the emergency department using clinical predictors, C-reactive protein, and pneumococcal PCR. European Journal of Pediatrics. 2017/06/01 2017; 176(6):815-824. doi:10.1007/s00431-017-2913-0
[11] Hoàng Tiến Lợi, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Phạm Thu Nga. Tính nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị viêm phổi phế cầu tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2021- 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 07/31 2022; 516(2)doi:10.51298/vmj.v516i2.3093
[12] Tran Quang Khai, Thúy Nguyễn Thị Diệu, Trần Đỗ Hùng. Tỷ lệ phân lập, đề kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae gây viêm phổi nặng ở trẻ em Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 10/30 2021; 145(9):229-240. doi:10.52852/tcncyh.v145i9.419
[13] Larsson M, Nguyen Hoa Quynh, Olson L, Tran Toan Khanh, et al. Multi‐drug resistance in Streptococcus pneumoniae among children in rural Vietnam more than doubled from 1999 to 2014. Acta Paediatrica. 2021; 110(6):1916-1923. doi:10.1111/apa.15795.