20. KHẢO SÁT CÁC CHỈ SỐ ĐÔNG MÁU Ở PHỤ NỮ TRƯỚC SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN - NHI ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Quá trình mang thai gây ra nhiều biến đổi về nội tiết, sinh lý để đáp ứng với các kích thích do thai và phần phụ của thai gây ra. Khi mang thai, nếu mắc phải bệnh lý rối loạn đông máu trước sinh, có thể gây tử vong cho mẹ lẫn thai nhi. Việc phát hiện sự rối loạn các chỉ số đông máu trong thời kỳ trước sinh giúp cho quá trình theo dõi thai nghén và xử trí bất thường kịp thời, tạo điều kiện cho cả mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh an toàn. Do đó, tìm hiểu về sự rối loạn các chỉ số đông cầm máu trong thời kỳ trước sinh và giúp các bác sĩ lâm sàng có định hướng xử trí trong và sau phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tiến hành thu thập hồ sơ bệnh án của 400 người bệnh từ 10/2023 đến 2/2024 theo tiêu chuẩn lựa chọn (bằng phiếu điều tra) tại Bệnh viện Phụ- Sản Nhi Đà Nẵng. Phân tích số liệu bằng excel và phần mềm SPSS 26.0.
Kết quả: Tỷ lệ SLTC có rối loạn chiếm 7%, tỷ lệ có rối loạn APTT chiếm 44%, tỷ lệ có rối loạn PT chiếm 6,3% và tỷ lệ có rối loạn fibrinogen chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,5%. Có mối liên quan giữa tình trạng rối loạn SLTC với tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai với mức giảm 7%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Có mối liên quan giữa chỉ số APTT và BMI của phụ nữ mang thai, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn đông máu trước sinh, SLTC, PT, APTT, Fibrinogen
Tài liệu tham khảo
[2] World Health Organisation. International Classification of Diseases and Related Health Problems. Geneva: World Health Organization Meeting; 1992.
[3] Lale S, Doris C, Alison G, Özge T, Ann-Beth M, Jane D, et al. Global causes of maternal death: A WHO systematic analysis. Lancet Global Health. 2014;2:e323–33.
[4] Han L, Liu X, Li H, Zou J, Yang Z, Han J, et al. (2014) Blood Coagulation Parameters and Platelet Indices: Changes in Normal and Preeclamptic Pregnancies and Predictive Values for Preeclampsia.
[5] Phan Thị Minh Ngọc (2018) Nghiên cứu một số chỉ số đông máu của thai phụ, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
[6] Đinh Thị Thúy Hồng ( 2020) Nghiên cứu một số chỉ số đông cầm máu trên bệnh nhân và sản phụ được phẫu thuật tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
[7] Nguyễn Gia Vũ (2020). “Nghiên cứu Thay đổi của một số chỉ số cầm đông máu ở phụ nữ Mang Thai”. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, Vol 15, số p.h DB11, Tháng MườiMột, https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/1510.
[8] Bùi Sơn Thắng và cộng sự (2023) "Kết quả xử trí sản khoa của sản phụ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện sản nhi Nghệ An năm 2021-2022." Tạp chí Y học Việt Nam 522(1).
[9] Ozdilek R, Aba YA, Aksoy SD, Sik BA, Akpak YK (2019). The relationship between body mass index before pregnancy and the amount of weight that should be gained during pregnancy: A cross-sectional study. Pak J Med Sci. 2019 Sep-Oct;35(5):1204-1209. doi: 10.12669/pjms.35.5.133. PMID: 31488979; PMCID: PMC6717442.
[10] Hồ Thu Thuỷ và cộng sự (2023) "Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai đến khám tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội." Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 19.4+ 5 (2023): 30-38.
[11] Nguyễn Thanh Hiền và cộng sự (2017). "Nghiên cứu tỷ lệ, một số yếu tố liên quan và kết quả kết thúc thai kỳ ở các sản phụ song thai." Tạp chí Phụ sản 14.4 (2017): 28-34.
[12] Trương Kim Thuyên, N.T.Khôi, T.T.N.Hoa (2012), Các yếu tố nguy cơ gây sinh non tại khoa Sản Bệnh Viện An Giang. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (48), 192-204.
[13] Trần Thị Kiều My (2022). "Đặc điểm một số chỉ số đông cầm máu ở thai phụ lupus tại Bệnh viện Bạch Mai." Tạp chí Y học Việt Nam 520.1A.
[14] Burrows RF, Kelton JG (1993). Fetal thrombocytopenia and its relation to maternal thrombocytopenia. N Engl J Med 329(1463),e6.
[15] Hoàng Hương Huyền (2010) Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở phụ nữ có thai 3 tháng cuối. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
[16] Singh S, Rishi B, Sharma S (2016). Shortened coagulation profile in pregnancy: Comparative analysis in different trimestersretrospective study from a tertiary care center. Eur J Pharm Med Res 2016;3:548-51.
[17] Thornton Patrick, and Joanne Douglas (2010). "Coagulation in pregnancy." Best practice & research Clinical obstetrics & gynaecology 24.3 (2010): 339-352.
[18] Jing Dai, P. Mao, C. Pu, et al (2023). Trimester-specific reference intervals and profile of coagulation parameters for Chinese pregnant women with diverse demographics and obstetric history: a cross-sectional study. BMC Pregnancy Childbirth 23, 421 (2023). https://doi.org/10.1186/s12884-023-05571-z.
[19] Lisonkova S, Muraca GM, Potts J, Liauw J, Chan WS, Skoll A, Lim KI (2017). Association Between Prepregnancy Body Mass Index and Severe Maternal Morbidity. JAMA. 2017
Nov 14;318(18):1777-1786. doi: 10.1001/jama.2017.16191. PMID: 29136442; PMCID:PMC5820710.