11. BÁO CÁO CA LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ HẸP MIỆNG NỐI LÀNH TÍNH SAU PHẪU THUẬT CẮT TRƯỚC DO UNG THƯ TRỰC TRÀNG BẰNG ĐẶT STENT KIM LOẠI QUA NỘI SOI

Mai Hóa1, Nguyễn Minh Lý1, Phạm Bá Hoàng Minh1, Nguyễn Mạnh Cường1, Trần Minh Lực1, Bùi Đức Thịnh1
1 Bệnh viện Thành phố Thủ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Trình bày một trường hợp hẹp miệng nối lành tính sau phẫu thuật nội soi cắt trước điều trị ung thư trực tràng và thảo luận về phương pháp điều trị nội soi bằng cách đặt stent kim loại tự bung.


Trình bày ca lâm sàng: Bệnh nhân nữ 74 tuổi, tiền sử phẫu thuật nội soi cắt trước để điều trị ung thư trực tràng giai đoạn IIB và sau đó phát hiện hẹp miệng nối đại tràng – trực tràng. Bệnh nhân được điều trị thành công bằng phương pháp đặt stent kim loại tự bung qua nội soi.


Kết quả: Sau khi đặt stent, bệnh nhân có thể đi đại tiện bình thường, không có biến chứng trong và sau thủ thuật. Hình ảnh X-quang và nội soi cho thấy stent được cố định đúng vị trí và mở rộng hoàn toàn. Bệnh nhân xuất viện vào ngày hậu phẫu thứ 4 và không gặp biến chứng muộn. Kết quả dài hạn bước đầu ghi nhận bệnh nhân chưa có dấu hiệu hẹp tái phát, stent vẫn giữ nguyên vị trí.


Kết luận: Đặt stent kim loại tự bung là một phương pháp ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả trong điều trị hẹp miệng nối đại tràng. Cần có sự lựa chọn bệnh nhân cẩn thận để đảm bảo tính hiệu quả của phương pháp này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians. 2021;71(3):209-249.
[2] Nguyen VH, Le TD, et al. Cancer incidence and mortality in Vietnam. Global Cancer Observatory. 2020.
[3] Wang Y, Deng H, Mou T, et al. Laparoscopic versus open surgery for rectal cancer: A meta-analysis of long-term outcomes. Annals of Surgery. 2019;269(1):62-70.
[4] Milsom JW, Böhm B, Hammerhofer KA, et al. Complications of colorectal anastomoses: A prospective randomized study of laparoscopic versus open techniques. British Journal of Surgery. 1998;85(8):1124-1127.
[5] Shields CJ, Winter DC, Kirwan WO, et al. Anastomotic stricture in colorectal surgery. Techniques in Coloproctology. 2006;10(3):181-187.
[6] Yoon JY, Jung EJ, Jeon SH, et al. Endoscopic management of colorectal anastomotic strictures. Gastrointestinal Endoscopy. 2017;85(2):314-321.
[7] Hong YS, et al. Use of uncovered self-expanding metal stents for refractory benign anastomotic strictures after rectal cancer surgery. Journal of Gastrointestinal Surgery. 2020;24(5):1025-1033.