7. BÁO CÁO CA LÂM SÀNG: HIỆU QUẢ CHĂM SÓC TỔN THƯƠNG DA TRONG HỘI CHỨNG STEVEN-JOHSON

Nguyễn Thị Linh Đức1, Nguyễn Thị Thu Trang1, Trương Minh Trí1, Phạm Thị Tuyết Mai1
1 Bệnh viện Thành phố Thủ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một trường hợp lâm sàng về chăm sóc và điều trị tổn thương da trong hội chứng Steven-Johnson tại khoa Hồi sức tích cực chống độc, bệnh viện Thành phố Thủ Đức.


Ca bệnh: Người bệnh là nữ 47 tuổi, nhập viện với chẩn đoán viêm túi mật cấp do sỏi, được dẫn lưu túi mật tại khoa Ngoại tổng quát. Ngày thứ 6 sau nhập viện, người bệnh có tình trạng đỏ da nổi bóng nước, phù toàn thân, sốt.


Kết quả: Hội chứng Stevens-Johnson nghi do sử dụng thuốc Acupan - NT huyết từ đường mật – Viêm TM cấp do sỏi đã dẫn lưu. NB được chuyển khoa HSTCCĐ. Sau 12 ngày điều trị, ngoài việc sử dụng phác đồ dùng thuốc, chăm sóc các tổn thương niêm mạc, áp dụng các biện pháp giảm đau liên tục cùng với các điều trị hỗ trợ toàn thân khác thì tổn thương da lành tốt, không đỏ da tiến triển, các tổn thương niêm mạc cải thiện cũng như các rối loạn về xét nghiệm máu của bệnh nhân đã hết.


Kết luận: Việc phối hợp dùng thuốc, chăm sóc các tổn thương niêm mạc, áp dụng các biện pháp giảm đau liên tục cùng với các điều trị hỗ trợ toàn thân là có hiệu quả tích cực trong quá trình chăm sóc tổn thương da trong Hội chứng Stevens-Johnson/Lyell (SJS/TEN).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lê Thị Lài Tâm (2022) Hiệu quả chăm sóc tổn thương da bằng gạc polyurethane trong Hội chứng Lyell, tạp chí Y dược học lâm sàng, tr. 196-200.
[2] Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2011) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. Nhà xuất bản Y học, tr. 771-773.
[3] Bộ Y tế (2016) Dị ứng thuốc. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, tr .17-29.
[4] Nguyễn Văn Đoàn (2011) Dị ứng thuốc. Nhà xuất bản Y học, tr. 203-207.