44. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG LỘ GÂN XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP MÔ LIÊN KẾT LỎNG LẺO TRÊN LỚP CÂN SÂU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Vết thương hở với gân và xương luôn là một thách thức trong điều trị do thiếu nguồn cấp máu nuôi dưỡng, dẫn đến quá trình lành thương chậm và không hoàn chỉnh. Hiện nay, mô liên kết lỏng lẻo trên lớp cân sâu (PAT) được xem là một giải pháp đầy hứa hẹn cho các tổn thương khó này nhờ sở hữu nhiều đặc tính mỏng dai và có mạng lưới mao mạch phong phú có thể thành lớp đệm che phủ trên gân và xương. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá bước đầu hiệu quả của ghép PAT tự thân trong điều trị các vết thương lộ gân xương.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 8 bệnh nhân có vết thương lộ gân xương được điều trị bằng phương pháp ghép PAT tự thân kết hợp ghép da mỏng, thực hiện tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả: Độ tuổi trung bình là 40,43 ± 6,9 tuổi, đa số bệnh nhân là nam giới. Kích thước gân xương lộ từ 1 x 0,5 cm đến 8 x 2 cm. Tỷ lệ sống hoàn toàn của mảnh ghép PAT đạt 75% (6/8 trường hợp). Có 2 trường hợp mảnh ghép bị hoại tử một phần chiếm 25% (2/8 trường hợp). Tỷ lệ sống của mảnh da ghép là 37,5% (3/8 trường hợp). Tất cả các trường hợp ghép PAT đều che phủ được gân xương và cho thấy gân bên dưới giữ được khả năng trượt tốt.
Kết luận: Ghép PAT tự thân là một phương pháp đơn giản, ít xâm lấn và hiệu quả trong việc che phủ các tổn thương lộ gân xương. Phương pháp này có thể mở rộng chỉ định cho hầu hết các tổn thương lộ gân và xương với kích thước nhỏ đến trung bình. Cần thêm các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để khẳng định hiệu quả ứng dụng của kỹ thuật này trong thực hành lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vết thương lộ gân xương, mô liên kết lỏng lẻo trên lớp cân sâu, ghép da
Tài liệu tham khảo
[2] Tsai SL, Nödl MT, Galloway JL. Bringing tendon biology to heel: Leveraging mechanisms of tendon development, healing, and regeneration to advance therapeutic strategies. Dev Dyn. Mar 2021;250(3):393-413. doi:10.1002/dvdy.269
[3] Janis JE, Kwon RK, Attinger CE. The new reconstructive ladder: modifications to the traditional model. Plast Reconstr Surg. Jan 2011;127 Suppl 1:205s-212s. doi:10.1097/PRS.0b013e318201271c
[4] Hayashi A, Komoto M, Tanaka R, et al. The availability of perifascial areolar tissue graft for deep cutaneous ulcer coverage. J Plast Reconstr Aesthet Surg. Dec 2015;68(12):1743-9. doi:10.1016/j.bjps.2015.08.008
[5] T, Akazawa S, Ichikawa Y, et al. Exposed Artificial Plate Covered With Perifascial Areolar Tissue as a Nonvascularized Graft. Plast Reconstr Surg Glob Open. Feb 2019;7(2):e2109. doi:10.1097/gox.0000000000002109
[6] Koizumi T, Nakagawa M, Nagamatsu S, et al. The versatile perifascial areolar tissue graft: adaptability to a variety of defects. J Plast Surg Hand Surg. Sep 2013;47(4):276-80. doi:10.3109/2000656x.2012.759955
[7] Miyanaga T, Haseda Y, Daizo H, et al. A Perifascial Areolar Tissue Graft With Topical Administration of Basic Fibroblast Growth Factor for Treatment of Complex Wounds With Exposed Tendons and/or Bones. J Foot Ankle Surg. Jan-Feb 2018;57(1):104-110. doi:10.1053/j.jfas.2017.08.026
[8] Simman R, Hermans MHE. Managing Wounds with Exposed Bone and Tendon with an Esterified Hyaluronic Acid Matrix (eHAM): A Literature Review and Personal Experience. J Am Coll Clin Wound Spec. 2017;9(1-3):1-9. doi:10.1016/j.jccw.2018.04.002
[9] Abe Y, Hashimoto I, Ishida S, Mineda K, Yoshimoto S. The perifascial areolar tissue and negative pressure wound therapy for one-stage skin grafting on exposed bone and tendon. J Med Invest. 2018;65(1.2):96-102. doi:10.2152/jmi.65.96
[10] Oshima J, Sasaki K, Shibuya Y, Sekido M. A Novel Model of Perifascial Areolar Tissue Transplant in Rats. Indian J Plast Surg. Jun 2022;55(3):268- 271. doi:10.1055/s-0042-1756130