39. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU BẰNG PHẪU THUẬT VẠT BẢO TỒN KẾT HỢP LASER DIODE 940NM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2023

Phạm Thị Minh Thư1, Đỗ Thị Thảo2
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong điều trị viêm nha chu, lấy vôi răng và xử lý mặt chân răng có thể không ngăn được sự xâm lấn của vi khuẩn gây bệnh và gây mất chất mô răng khi lặp lại điều trị nhiều lần. Laser hiện được xem là biện pháp hỗ trợ điều trị, có tác động diệt khuẩn, khuyến khích tạo bám dính mới, kích thích tái tạo mô và giảm tác dụng phụ sau điều trị.


Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân điều trị viêm nha chu phẫu thuật bằng phương pháp vạt bảo tồn có và không kết hợp laser diode 940 nm. 2. Đánh giá kết quả điều trị của 2 phương pháp phẫu thuật vạt có và không có sự hỗ trợ của laser diode 940 nm) tại thời điểm ban đầu và sau phẫu thuật 3 tháng.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên trên 88 răng viêm nha chu giai đoạn III và IV, được chia đều thành 2 nhóm điều trị: lật vạt có và không có sự hỗ trợ của laser diode 940 nm.


Kết quả: Có 65,9% răng stage 3 và 34,1% răng stage 4. Có 47,7% răng có tiêu xương chẻ, 63,6% răng có tiêu xương dọc, 63,6% răng có tiêu xương vùng giữa, 22,7% răng có tiêu xương vùng cổ, 25,0% răng có tiêu xương vùng chóp. Tỷ lệ mất xương/tuổi >1 chiếm cao nhất với 63,6%. Chỉ số liền thương của nhóm OFD tăng có ý nghĩa thống kê ở ngày 7 so với ngay sau phẫu thuật và ngày 3. Chỉ số liền thương ngày 3, ngày 7 sau điều trị của nhóm điều trị LA-OFD thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm điều trị OFD. Chỉ số đau dạng nhìn của 2 nhóm điều trị với OFD và LA-OFD đều giảm có ý nghĩa thống kê sau 7 ngày điều trị. Chỉ số đau dạng nhìn ngày thứ 7 của nhóm điều trị LA-OFD thấp hơn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm điều trị OFD. Sau 3 tháng điều trị, tất cả các chỉ số lâm sàng PI, mSBI, PPD, CAL, TM, GR khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm điều trị. Sau điều trị, các chỉ số PI, mSBI, PPD, CAL, TM, GR ở cả 2 nhóm điều trị OFD và LA-OFD đều giảm so với trước điều trị.


Kết luận: Việc kết hợp laser diode 940 nm trong phẫu thuật lật vạt điều trị túi nha chu sâu mang lại hiệu quả vượt trội so với phương pháp phẫu thuật không sử dụng laser.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Genco, R.J. and M. Sanz, Clinical and public health implications of periodontal and systemic diseases: An overview. Periodontology 2000, 2020. 83(1): p. 7-13.
[2] Lang, N.P. and J. Lindhe, Clinical periodontology and implant dentistry, 2 Volume Set. 2015: John Wiley & Sons.
[3] Convissar, R.A., Principles and Practice of Laser Dentistry: Principles and Practice of Laser Dentistry-E-Book. 2022: Elsevier Health Sciences.
[4] Mizutani, K., et al., Lasers in minimally invasive periodontal and peri‐implant therapy. Periodontology 2000, 2016. 71(1): p. 185-212.
[5] Papapanou, P.N., et al., Periodontitis: Consensus report of workgroup 2 of the 2017 World Workshop on the Classification of Periodontal and Peri‐Implant Diseases and Conditions. Journal of periodontology, 2018. 89: p. S173-S182.
[6] Hằng, Đ.M., et al., Hiệu quả của Axit Hyaluronic trong hỗ trợ điều trị viêm nha chu bằng phương pháp phẫu thuật. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023. 534(1): p. tr. 120 - 125.
[7] Lâm, L.N. and Hồ Minh Đạt, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang bệnh viêm nha chu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Y học Cộng đồng, 2023. 64(6): p. tr. 1 - 9.
[8] Minh, N.T.H., Lê Thị Thu Hải, and Trần Cao Bính, Thực trạng viêm quanh răng mạn tính của bệnh nhân tới khám lần đầu tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2018. Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108, 2022. 14(4): p. tr. 120 - 125.
[9] Nga, T.T.Y., Tác động của Laser công suất thấp lên nguyên bào sợi nướu người và ứng dụng lâm sàng. 2021, Thành phố Hồ Chí Minh.: Luận án Tiến sĩ Y học - Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
[10] CW, W., A. S, and G. RD, Laser-assisted regenerative surgical therapy for peri-implantitis: A randomized controlled clinical trial. J Periodontol, 2020. 92(3), 378-388. .
[11] Kolamala, N., S. Nagarakanti, and V.K. Chava, Effect of diode laser as an adjunct to open flap debridement in treatment of periodontitis–A randomized clinical trial. Journal of Indian Society of Periodontology, 2022. 26(5): p. 451-457.
[12] Aena, P.J., et al., The clinical efficacy of laser assisted modified Widman flap: A randomized split mouth clinical trial. Indian Journal of Dental Research, 2015. 26(4): p. 384-389.
[13] Jonnalagadda, B.D., et al., Effect of diode laser-assisted flap surgery on postoperative healing and clinical parameters: a randomized controlled
clinical trial. Contemporary Clinical Dentistry, 2018. 9(2): p. 205-212.
[14] Doğan, Ş.B. and G. Akça, Clinical Evaluation of Diode Laser-Assisted Surgical Periodontal Therapy: A Randomized Split-Mouth Clinical Trial and Bacteriological Study. Photobiomodulation, photomedicine, and laser surgery, 2022. 40(9): p. 646-655.
[15] Lobo, T.M. and D.G. Pol, Evaluation of the use of a 940 nm diode laser as an adjunct in flap surgery for treatment of chronic periodontitis. Journal of Indian Society of Periodontology, 2015. 19(1): p. 43-48.