38. ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƯỚC RĂNG CỬA GIỮA HÀM TRÊN Ở SINH VIÊN CÓ KHE THƯA RĂNG CỬA TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Khe thưa vùng răng cửa là một nhu cầu điều trị thẩm mỹ thường gặp, đồng thời cũng là một thử thách đối với các bác sĩ nha khoa. Có nhiều nguyên nhân góp phần tạo nên khe thưa răng cửa, trong đó bất hài hòa về kích thước răng là yếu tố mà các bác sĩ lâm sàng quan tâm để cải thiện thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Mục tiêu: Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định kích thước và tỷ lệ kích thước răng cửa giữa trên ở nhóm đối tượng khe thưa răng cửa, qua đó giúp nhà lâm sàng có thể lựa chọn điều trị phù hợp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 2424 sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Dược TP.HCM. Qua khám sức khỏe tổng quát, ghi nhận có 77 sinh viên có khe thưa răng cửa. Sử dụng máy scan trong miệng Itero 5D Plus để scan dấu răng hai hàm, và phần mềm Ortho CAD™ để đo đạc kích thước chiều rộng, chiều cao thân răng cửa giữa hàm trên. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0.
Kết quả: Tỷ lệ khe thưa răng cửa là 3,2% (77/2424 sinh viên). Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa chiều rộng và chiều cao thân răng cửa giữa trên giữa nam và nữ (p<0,05); kích thước thân răng cả chiều rộng và chiều cao đều nhỏ hơn kích thước răng bình thường, trong đó tỷ lệ chiều rộng/chiều cao là 0,91; lớn hơn so với tỷ lệ chuẩn (0,75-0,85). Kết luận: Ở sinh viên có khe thưa, răng cửa giữa hàm trên có sự bất thường về kích thước và tỷ lệ, cụ thể là chiều rộng và chiều cao thân răng đều nhỏ hơn răng bình thường, tỷ lệ rộng/cao lớn hơn tỷ lệ chuẩn, do đó thân răng có khuynh hướng ngắn và vuông hơn răng bình thường.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khe hở vùng răng trước, Khe hở răng cửa giữa trên, Bất hài hòa kích thước răng, Kích thước răng cửa giữa trên, Máy scan Itero 5D Plus, Phần mềm Ortho CAD ™
Tài liệu tham khảo
[2] Elfadel II, Abuaffan AH (2016). Prevalence and etiology of midline diastema among Sudanese University students. Indian Journal of Dental Education. 9. 10.21088/ijde.0974.6099.9116.3.
[3] Erfan O, Rahmani MH, Taka G (2020). Prevalence of midline diastema according to race in Afghanistan. IP Indian Journal of Orthodontics and Dentofacial Research. 6. 241-244. 10.18231/j.ijodr.2020.047.
[4] Baskran RN, Nivethigaa B (2021). The prevalence and gender distribution of midline diastema among patients attending a private dental college - An original study. Int J Dentistry Oral Sci. 8(8):4124-4127. 10.19070/2377-8075-21000842
[5] Vijaya S, Shetty MJ (2023). Management of midline diastema in a young adult with minimal-thickness porcelain laminate veneers. Cureus. 15(7): p. e41904.
[6] Wolfart S (2005). Assessment of dental appearance following changes in incisor proportions. Eur J Oral Sci. 113(2): p. 159-65.
[7] Bhuvaneswaran M (2010). Principles of smile design. J Conserv Dent. 13(4):225-32. doi: 10.4103/0972-0707.73387
[8] Peixoto LM, Louro RL, Gomes AA (2012). Photographic analysis of esthetic dental proportions. Rev Gaucha Odontol. 60(1):13–17.
[9] Tunca M, Tunca Y, Kotan S & Bilen S (2021). Comparison of linear measurements and Bolton analysis on the model obtained from conventional method with OrthoCAD software. Van Diş Hekimligi Dergisi. 2(2): 1–10.
[10] Hoàng Tử Hùng (1993). Đặc điểm hình thái nhân học bộ răng người Việt. Luận án tiến sĩ khoa học. Trường Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. p: 87-95
[11] Đào Thị Phương Dung (2007). Nhận xét kích thước ngoài nhóm răng cửa người trưởng thành. Tạp chí Y học thực hành.
[12] Lê Nguyên Lâm (2023). Nghiên cứu kích thước độ rộng của răng và sự sai biệt theo phân tích Bolton trên sinh viên răng hàm mặt trường ĐHYD Cần Thơ. Tạp chí Y học Việt Nam. 525(2): p. 184-188.
[13] Joneja P, Pal V, Tiwari M, Hazari P (2013). Factors to be considered in the treatment of midline diastema. Int J Curr Pharm Res. 2013;5(2):1–3.