22. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG ĐINH NỘI TUỶ KÍN TRÊN BÀN CHỈNH HÌNH DƯỚI MÀN TĂNG SÁNG TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH NGHỆ AN NĂM 2021 - 2022.
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy thân xương đùi là một chấn thương phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi và có liên quan chặt chẽ đến nguyên nhân và cơ chế chấn thương. Hiện nay, đa số các trường hợp gãy thân xương đùi được điều trị bằng phương pháp kết hợp xương bên trong, giúp cố định vững chắc ổ gãy, tạo điều kiện cho bệnh nhân vận động sớm và phục hồi chức năng như trước chấn thương. Phương pháp đóng đinh nội tủy xương đùi có chốt dưới màn tăng sáng đã được áp dụng từ nhiều năm và cho kết quả rất tốt.
Mục tiêu: Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, đồng thời đánh giá kết quả điều trị gãy thân xương đùi bằng phương pháp đóng đinh kín trên bàn chỉnh hình dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An trong giai đoạn 2021-2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 112 bệnh nhân gãy thân xương đùi từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2022, điều trị bằng phương pháp đóng đinh nội tủy kín trên bàn chỉnh hình dưới màn tăng sáng.
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 34,95 ± 14,17 tuổi, với tỉ lệ nam/nữ là 3/2. Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông, chiếm 66,9%. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sưng nề và biến dạng đùi bên gãy. Theo phân loại AO/OTA, loại A chiếm 46,4%, loại B chiếm 49,2%, và loại C chiếm 4,5%. Kết quả nắn chỉnh: rất tốt 81,2%, tốt 16,1%, và khá 2,7%. Kết quả xa: rất tốt 88,3%, tốt 9%, và trung bình 1,8%. Có 1 trường hợp không liền xương, không ghi nhận trường hợp nhiễm trùng sớm hoặc muộn.
Kết luận: Phương pháp đóng đinh nội tủy trên bàn chỉnh hình có nhiều ưu điểm, bao gồm khả năng nắn chỉnh gần như hoàn hảo các di lệch trong phẫu thuật và kiểm tra được bằng màn tăng sáng, từ đó mang lại kết quả điều trị tốt. Đây là một phương pháp an toàn và hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy thân xương đùi, đinh nội tủy, bàn chỉnh hình, màn tăng sáng
Tài liệu tham khảo
[2] Kalem M., Başarır K., Kocaoğlu H., Şahin E., Kınık H. (2018), "The Effect of C-Arm Mobility and Field of Vision on Radiation Exposure in the Treatment of Proximal Femoral Fractures: A Randomized Clinical Trial", Biomed Research International, 2018:6768272. doi: 10.1155/2018/6768272.
[3] Kesemenli C.C., Tosun B., Kim N.S. (2012), “A comparison of intramedullary nailing and platescrew fixation in the treatment for ipsilateral
fracture of the hip and femoral shaft”, Musculoskeletal surgery, 96(2), 117-124. doi: 10.1007/s12306-012-0206-3
[4] Trần Minh Chiến, Phạm Văn Năng (2023), “Đặc điểm lâm sàng, XQuang và kết quả điều trị gãy thân xương đùi bằng phương pháp đóng đinh nội tủy có chốt dưới màn tăng sáng tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ năm 2018-2020”, Tạp chỉ Y Dược học Cần Thơ, 30, 50-56. https://
tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1541
[5] Đặng Hoàng Anh, Phạm Quốc Đại (2013), “Kết quả phẫu thuật kết hợp xương đinh nội tủy có chốt sign điều trị gãy kín thân xương đùi tại Bệnh
viện 103”, Tạp chí Y học thực hành, 899, 14-16.
[6] Mohammad T., Khan A., Ahmed A., Awan A. S., Siddique (2015), "Outcomes in closed reamed interlocking nail in fractures of shaft of femur",
Journal of Ayub Medical College, 27(4), 811–816.
[7] Đinh Văn Độc Lập (2015), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và kết quả điều trị gãy kín thân xương đùi bằng đinh nội tủy có chốt
tại Bệnh viện ĐKTW Cần Thơ”, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
[8] Thoresen B. O., Alho A., Ekeland A., Strømsøe K., Follerås G., Haukebø A. (1985), “Interlocking intramedullary nailing in femoral shaft fractures. A report of forty-eight cases”, The Journal of Bone & Joint Surgery, 67(9), 1313–1320.