14. VÀI KINH NGHIỆM PHẪU THUẬT THAY KHỚP 2 GIAI ĐOẠN BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG HỦY HOẠI KHỚP, NHÂN 24 TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUY HÒA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích nghiên cứu: Nhiễm trùng khớp có hủy hoại khớp (Joint-Destroying Infection- JDI) là giai đoạn nặng của viêm khớp nhiễm trùng (Septic Arthritis - SA). Bệnh nhân cuối cùng tàn phế vì hủy hoại khớp, sụn phá huỷ nhanh do nhiễm trùng, khớp hư, dính mất chức năng, đau đớn, dò mủ dai dẳng. Đây là một thách thức lớn trong điều trị hiện nay. Thay khớp hai giai đoạn đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho điều trị bệnh nhân nhiễm trùng có hủy hoại khớp. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: - Mô tả đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân gây nhiễm trùng hủy hoại khớp đưa đến quyết định thay khớp 2 giai đoạn - Đánh giá kết quả sơ bộ, nêu vài kinh nghiệm ban đầu cho phẫu thuật tổn thương phức tạp này.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu: 24 trường hợp nhiễm trùng hủy hoại khớp, được thay khớp 2 giai đoạn, cùng một phẫu thuật viên chính, tại Bệnh viện Trung ương Quy Hòa, thực hiện từ 1/ 2017 đến 11/2023. Chỉ định mổ dựa trên chọn bệnh, xác định nguyên nhân hủy hoại khớp nhiễm trùng theo lâm sàng, X-quang (MRI), cấy mủ, sinh hóa, tế bào. Chỉ mổ bệnh nhân ASA phân loại 1,2,3. Thất bại điều trị được định nghĩa là có sự tái phát nhiễm trùng bất kỳ lúc nào sau lần thay khớp giai đoạn 2. Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn Harris Hip Score cho khớp háng và Knee Function Score cho khớp gối. Thời gian theo dõi sớm nhất 1 năm, dài nhất 6 năm. Xử lý số liệu theo SPSS 20.0.
Kết quả: 24 bệnh nhân (13 khớp háng và 11 khớp gối) đã được phẫu thuật 2 giai đoạn. Thời gian theo dõi trung bình là 36,2 tháng. Sau phẫu thuật, cả kết quả lâm sàng và chức năng được cải thiện đáng kể, qua thang điểm Modified Harris Score/ Knee Function Score. Tỷ lệ thành công chung của kỹ thuật hai giai đoạn là 87.5%. Không có biến chứng tử trong và sau mổ 2 giai đoạn. Tác nhân gây bệnh được xác định nhiều nhất là tụ cầu và phần lớn là cấy không mọc vi khuẩn. Nguyên nhân nhiễm trùng khớp phần lớn (62,5%) là do biến chứng sau mổ can thiệp khớp (kết xương vùng khớp, thay khớp, nội soi khớp), do tiêm corticoide vào khớp…
Kết luận: Phẫu thuật thay khớp hai giai đoạn cho bệnh nhân có hủy hoại khớp nhiễm trùng là phẫu thuật khó, nặng nề, nguy cơ thất bại cao, nhất là các trường hợp nhiễm trùng sau thay khớp (Periprosthetic Joint Jnfection -PJI). Với kết quả bước đầu chứng tỏ đây là phương pháp hiệu quả điều trị các hủy hoại khớp không hồi phục do nhiễm trùng, cải thiện chức năng khớp, nâng cao chất lượng sống người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật thay khớp hai giai đoạn, Nhiễm trùng phá hủy khớp (JDI), Phẫu thuật sửa chữa - Nhiễm trùng quanh khớp nhân tạo (PJI), Phẫu thuật sửa chữa - Vô khuẩn (RA), Viêm khớp nhiễm trùng (SA)
Tài liệu tham khảo
factors for subsequent diagnosis of prosthetic
joint infection. Infect Control Hosp Epidemiol.
2010;31(3):298.
[2] Culliford D, Maskell J. Future projections of total hip and knee arthroplasty in the UK: results
from the UK Clinical Practice Research Datalink. Osteoarthritis Cartilage. 2015; 23:594–600.
[3] Chen C.E., Wang J.W., Juhn R.J. Total hip arthroplasty for primary septic arthritis of the hip
in adults. Int Orthop. 2008;32(5):573.
[4] Diwanji S.R., Kong I.K., Park Y.H., Cho S.G.,
Song E.K., Yoon T.R. Two-stage reconstruction of infected hip joints. J Arthroplasty.
2008;23(5):656.
[5] Fleck E.E., Spangehl M.J. An articulating antibiotic spacer controls infection and improves pain
and function in a degenerative septic hip. Clin
Orthop Relat Res. 2011;469(11):3055.
[6] Donatto K.C. Orthopedic management of
septic arthritis. Rheum Dis Clin North Am.
1998;24(2):275.
[7] Ford A.N., Holzmeister A.M., Rees H.W., Belich
P.D. Characterization of outcomes of 2-stage exchange arthroplasty in the treatment of prosthetic joint infections. J Arthroplasty. 2018;33(7S):
S224.
[8] Jupiter J.B., Karchmer A.W., Lowell J.D., Harris W.H. Total hip arthroplasty in the treatment
of adult hips with current or quiescent sepsis. J
Bone Joint Surg Am. 1981;63(2):194.
[9] Kennedy N., Chambers S.T., Nolan I. Native joint
septic arthritis: epidemiology, clinical features,
and microbiological causes in a New Zealand
population. J Rheumatol. 2015;42(12):2392.
[10] Kapadia BH, Berg RA, Daley JA, Fritz J, Bhave
A, Mont MA. Periprosthetic joint infection. Lancet. 2016; 387:386–394.
[11] Kunutsor SK, Whitehouse MR, Blom AW, Beswick AD, Inform Team Re-infection outcomes
following one- and two-stage surgical revision of
infected hip prosthesis: a systematic review and
meta-analysis. PLoS One. 2015;10: e 0139166.
[12] Kong L, Cao J, Zhang Y, Ding W, Shen Y. Risk
factors for periprosthetic joint infection following primary total hip or knee arthroplasty: a meta-analysis. Int Wound J. 2017;14: 529–536.
[13] Lenguerrand E, Whitehouse MR, Beswick AD,
Jones SA, Porter ML, Blom AW. Revision for
prosthetic joint infection following hip arthroplasty: evidence from the National Joint Registry. Bone Joint Res. 2017; 6:391–398.
[14] Matthews PC, Berendt AR, McNally MA, Byren
I. Diagnosis and management of prosthetic joint
infection. BMJ. 2009; 338: b1773.
[15] Weston V.C., Jones A.C., Bradbury N., Fawthrop
F., Doherty M. Clinical features and outcome of
septic arthritis in a single UK Health District
1982-1991. Ann Rheum Dis. 1999;58(4):214.
[16] Mortazavi S.M., Vegari D., Ho A., Zmistowski B., Parvizi J. Two-stage exchange arthroplasty for infected total knee arthroplasty:
predictors of failure. Clin Orthop Relat Res.
2011;469(11):3049.
[17] Moore AJ, Blom AW, Gooberman-Hill R. Deep
prosthetic joint infection: a qualitative study of
the impact on patients and their experiences of
revision surgery. BMJ Open. 2015; 009495.
[18] Nagra N.S., Hamilton T.W., Ganatra S., Murray D.W., Pandit H. One-stage versus two-stage
exchange arthroplasty for infected total knee
arthroplasty: a systematic review. Knee Surg
Sports Traumatol Arthrosc. 2016;24(10):3106.
[19] Parvizi J, Fassihi SC, Enayatollahi MA. Diagnosis of periprosthetic joint infection following hip
and knee arthroplasty. Orthop Clin North Am.
2016; 47:505–515.
[20] Papanna M.C., Chebbout R., Buckley S., Stockley I., Hamer A. Infection and failure rates following total hip arthroplasty for septic arthritis:
a case-controlled study. Hip Int. 2018;28(1):63.
[21] Ross J.J. Septic arthritis. Infect Dis Clin North
Am. 2005;19(4):799.
[22] Rafiq I, Gambhir AK, Wroblewski BM, Kay PR.
The microbiology of infected hip arthroplasty.
Int Orthop. 2006; 30:532–535.
[23] Sharff K.A., Richards E.P., Townes J.M. Clinical
management of septic arthritis. Curr Rheumatol
Rep. 2013;15(6):332.
[24] Shaikh A.A., Ha C.W, Park Y.B. Two-stage
approach to primary TKA in infected arthritic knees using intraoperatively molded articulating cement spacers. Clin Orthop Relat Res.
2014;472(7):2201.
[25] Tande A.J., Patel R. Prosthetic joint infection.
Clin Microbiol Rev. 2014;27(2):302.