8. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY MÂM CHÀY CÓ TỔN THƯƠNG BA CỘT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Gãy mâm chày có thể xảy ra do các cơ chế năng lượng cao như tai nạn giao thông ở người trẻ hoặc do chấn thương năng lượng thấp hơn như ngã ở người cao tuổi. Việc phân loại gãy mâm chày không chỉ giúp ước tính mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà còn hỗ trợ lập kế hoạch xử trí và dự đoán tiên lượng sau khi kết hợp xương. Mặc dù có nhiều hệ thống phân loại gãy xương mâm chày, phân loại Schatzker vẫn được sử dụng rộng rãi. Sự phát triển của chụp cắt lớp vi tính đã cho phép hình thành nhiều phân loại khác, giúp hiểu sâu hơn về gãy mâm chày. Năm 2010, Luo và cộng sự đã đề xuất khái niệm ba cột (cột trong, cột ngoài và cột sau). Hệ thống phân loại này hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị gãy mâm chày có tổn thương cả ba cột bằng phương pháp kết hợp xương bên trong.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 21 bệnh nhân gãy kín mâm chày có tổn thương cả ba cột được chẩn đoán qua hình ảnh CT Scan tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến 2024.
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 46,1 tuổi, với 14 nam và 7 nữ. Tổn thương kèm theo phổ biến nhất là gãy đầu trên xương mác, chiếm 47,62%, tiếp theo là tổn thương dây chằng bên trong, chiếm 14,8%. Thời điểm phẫu thuật sau chấn thương chủ yếu nằm trong khoảng 7 ngày, chiếm 47,62%. Có 5 trường hợp cần ghép xương. Đường mổ phổ biến nhất được sử dụng là "trước ngoài mở rộng hoặc cải tiến + sau trong", chiếm 61,90%. Có 1 trường hợp nhiễm trùng nông vết mổ và 2 trường hợp mất vững phía bên trong. Thời gian liền xương trung bình là 14,6 tuần. Sau 6 tháng, đánh giá kết quả phục hồi chức năng theo thang điểm Rasmussen cho thấy 19 bệnh nhân (chiếm 90,48%) đạt kết quả từ tốt đến rất tốt, trong khi 2 bệnh nhân (chiếm 9,52%) có kết quả trung bình.
Kết luận: Khái niệm ba cột là một hệ thống phân loại hữu ích cho chẩn đoán lâm sàng, lập kế hoạch điều trị và đánh giá tiên lượng gãy mâm chày phức tạp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
gãy mâm chày, khái niệm ba cột, kết hợp xương bên trong
Tài liệu tham khảo
[2] Chen H. W., Luo C. F. (2015). "Extended anterolateral approach for treatment of posterolateral tibial plateau fractures improves operative procedure and patient prognosis". Int J Clin Exp Med, 8 (8), pp. 13708-15.
[3] Cho J. W., Kim J., Cho W. T., et al. (2017). "Approaches and fixation of the posterolateral fracture fragment in tibial plateau fractures: a review with an emphasis on rim plating via modified anterolateral approach". Int Orthop, 41 (9), pp.1887-1897.
[4] Lin W., Su Y., Lin C., et al. (2016). "The application of a three-column internal fixation system with anatomical locking plates on comminuted
fractures of the tibial plateau". Int Orthop, 40 (7), pp. 1509-14.
[5] Luo C. F., Sun H., Zhang B., et al. (2010). "Three-column fixation for complex tibial plateau fractures". J Orthop Trauma, 24 (11), pp.683-92.
[6] Maripuri S. N., Rao P., Manoj-Thomas A., et al. (2008). "The classification systems for tibial plateau fractures: how reliable are they?". Injury, 39 (10), pp. 1216-21.
[7] Rasmussen P. S. (1973). "Tibial condylar fractures. Impairment of knee joint stability as an indication for surgical treatment". J Bone Joint Surg Am, 55 (7), pp. 1331-50.
[8] Sameer M. M., Bassetty K. C., Singaravadivelu V. (2022). "Functional Outcome Analysis of Fixation of Tibial Plateau Fractures using the Three-column Concept". J Orthop Case Rep, 12 (5), pp. 6-10.
[9] Wang Y., Luo C., Zhu Y., et al. (2016). "Updated Three-Column Concept in surgical treatment for tibial plateau fractures - A prospective cohort
study of 287 patients". Injury, 47 (7), pp. 1488-96.
[10] Yu B., Han K., Zhan C., et al. (2010). "Fibular head osteotomy: a new approach for the treatment of lateral or posterolateral tibial plateau fractures". Knee, 17 (5), pp. 313-8.