52. ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT PHẢI BẰNG CHỈ SỐ FAC Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ SUY TIM

Phùng Mạnh Tuấn1, Hoàng Văn2, Đặng Đức Minh1, Lý Thị Huyền3, Hoàng Văn Tú3
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên
2 Bệnh viện Tim Hà Nội
3 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng chỉ số FAC ở những đối tượng bị suy tim thứ phát do bệnh tăng huyết áp ở Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 80 đối tượng bị suy tim thứ phát do tăng huyết áp đã được đánh giá lâm sàng, điện tâm đồ và siêu âm tim. Các chỉ số về chức năng tâm thu thất phải được đo bao gồm độ dịch chuyển tâm thu mặt phẳng vành ba lá (TAPSE) và thay đổi diện tích phân suất thất phải (RVFAC). Số liệu được xử lý trên phần mềm Epidata 3.0 và SPSS 26.0.


Kết quả: Có 49 bệnh nhân (61,25%) suy tim do tăng huyết áp có RVFAC bất thường và bệnh nhân 31 (38,75%) nghiên cứu có TAPSE bất thường. Áp lực động mạch phổi tâm thu tăng cao được tìm thấy ở 25 bệnh nhân (31,25%). Không có mối quan hệ giữa các chỉ số chức năng tâm thu thất phải và áp lực động mạch phổi tâm thu ước tính. Có mối tương quan chặt giữa các chỉ số đánh giá chức năng thất phải (FAC và TAPSE).


Kết luận: Không có mối quan hệ giữa các chỉ số chức năng tâm thu thất phải và áp lực động mạch phổi tâm thu ước tính. Có mối tương quan chặt giữa các chỉ số đánh giá chức năng thất phải (FAC và TAPSE) và chỉ số chức năng tâm thu thất trái (EF).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Yancy C.W et al, ACCF/AHA guideline for the management of heart failure: a report of the American College of Cardiology Foundation/ American Heart Association Task Force on Practice Guidelines, Journal of the American College of Cardiology, 2013, 62, e147-239.
[2] Gorter T.M et al, Right ventricular dysfunction in heart failure with preserved ejection fraction: a systematic review and meta-analysis, European journal of heart failure, 2016, 18, 1472-1487.
[3] Lai W.W et al, Accuracy of guideline recommendations for two-dimensional quantification of the right ventricle by echocardiography, The international journal of cardiovascular imaging, 2008, 24, 691-698.
[4] Alfakih K et al, Normal human left and right ventricular dimensions for MRI as assessed by turbo gradient echo and steady-state free precession imaging sequences, Journal of magnetic resonance imaging, 2003, 17, 323-329.
[5] Behnoush A.H, Khalaji A, Naderi N, Ashraf H, von Haehling S, ACC/AHA/HFSA 2022 and ESC 2021 guidelines on heart failure comparison, ESC Heart Fail, 2023 Jun, 10(3): 1531- 1544. Epub 2022 Dec 2.
[6] Ifeoluwa A.A, Adewole A.A, Abiodun A.M, Akinyemi A, Right ventricular systolic function in Nigerians with heart failure secondary to hypertensive heart disease, African health sciences, 2019, 19, 2130-2139.
[7] Puwanant S et al, Right ventricular function in patients with preserved and reduced ejection fraction heart failure, European journal of echocardiography: The Journal of the Working Group on Echocardiography of the European Society of Cardiology, 2009, 10, 733-737.