32. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI KÈM GÃY SEGOND
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: gãy Segond, đặc trưng bởi tổn thương bong điểm bám của cấu trúc trước ngoài của mâm chày ngoài, thường đi kèm với tổn thương dây chằng chéo trước (DCCT), có khả năng dẫn đến mất vững khớp gối. Nghiên cứu này nhằm xác định xem sự hiện diện của gãy Segond có ảnh hưởng đến kết quả tái tạo DCCT hay không.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu 14 bệnh nhân (BN) (10 nam, 4 nữ; tuổi trung bình 31,9) được tái tạo DCCT, thời gian theo dõi ít nhất một năm.
Kết quả: ở lần theo dõi cuối cùng, điểm Lysholm trung bình là 86,79 (từ 79 đến 96 điểm); điểm VAS trung bình cho đau gối là 1,4 (từ 0 đến 4 điểm); còn dịch chuyển xương chày trước là 21,4% BN; tầm vận động khớp gối với gấp trung bình là 123,8º (từ 110º đến 138º) và duỗi trung bình là 0,8º (từ 0º đến 3º); biến chứng ghi nhận có 21,4% trường hợp viêm tấy vết mổ nông và 14,3% BN có thoái hóa khớp gối độ I theo phân loại Kellgren và Lawrence.
Kết luận: đứt DCCT kèm gãy Segond cho kết quả lâm sàng tốt và ít biến chứng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tái tạo dây chằng chéo trước, cấu trúc trước ngoài, gãy Segond
Tài liệu tham khảo
[2] Skinner EJ, Davis DD, Varacallo M (2024). Segond Fracture. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557810.
[3] Nagai K, Kamada K, Kay J, et al (2023). Clinical Outcomes After Anterior Cruciate Ligament Reconstruction in Patients With a Concomitant Segond Fracture: A Systematic Review. The American Journal of Sports Medicine; 51(2):525-533.
[4] Monaco E, Maestri B, Labianca L, et al (2010). Navigated knee kinematics after tear of the ACL and its secondary restraints: preliminary results. Orthopedics; 33(suppl 10):87-93.
[5] Slagstad I, Parkar AP, Strand T, et al (2020). Incidence and Prognostic Significance of the Segond Fracture in Patients Undergoing Anterior CruciN.M. ate Ligament Reconstruction. Am J Sports Med; 48(5):1063-1068.
[6] Gaunder CL, Bastrom T, Pennock AT (2017). Segond fractures are not a risk factor for anterior cruciate ligament reconstruction failure. Am J Sports Med; 45(14):3210-3215.
[7] Melugin HP, Johnson NR, Wu IT, et al (2018). Is Treatment of Segond Fracture Necessary With Combined Anterior Cruciate Ligament Reconstruction? The American Journal of Sports Medicine; 46(4):832-838.
[8] Ferretti A, Monaco E, Wolf M R, et al (2017). Surgical Treatment of Segond Fractures in Acute Anterior Cruciate Ligament Reconstruction. Orthopaedic Journal of Sports Medicine, 5(10), 232596711772999.
[9] Haase, Lucas et al (2013). Patients With Anterior Cruciate Ligament Rupture and Ipsilateral Segond Fractures Have High Rates of Concurrent Knee Pathology. Arthroscopy, Sports Medicine, and Rehabilitation, Volume 5, Issue 2, e375-e379.
[10] Kumahara R, Kimura Y, Sasaki S, et al (2022). Prevalence of Segond fractures associated with anterior cruciate ligament injuries and their influence on knee joint stability; A case-control study. BMC Musculoskelet Disord 23, 180.