27. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (2022-2023)

Tăng Việt Hà1, Cao Bá Lợi2, Dương Đình Chỉnh3
1 Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Bắc tỉnh Nghệ An
2 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
3 Huyện ủy Nghi Lộc - Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại tỉnh Nghệ An (2022-2023).


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang


Kết quả: 2202 bệnh nhân nghiên cứu có tuổi trung bình 69,7 ± 7,36; tỷ lệ nữ/nam là 1.43/1; Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu: Biết đọc, biết viết là 8,4%; Tiểu học là 24,5%; Trung học cơ sở là 47,2%; Trung học phổ thông trở lên là 19,9%. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 6,1%; Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo trình độ học vấn: Biết đọc, biết viết là 13,0%; Tiểu học là 9,6%; Trung học cơ sở là 4,9%; Trung học phổ thông trở lên là 1,6%. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ tăng dần theo nhóm tuổi: 60-64: 2,5%; 65-69: 4,4%; 70-74: 5,8%; 75-79: 7,6%; 80-84: 15,6%, 85-89: 16,9%, 90-102: 26,3%. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo giới tính: Nam 6,2%, nữ 6,0%.


Kết luận: Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022-2023 là 6,1%. Tỷ lệ mắc tăng dần theo nhóm tuổi. Trình độ học vấn càng thấp thì tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ càng cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Martin James Prince, Anders Wimo, Yu-Tzu Wu, Matthew PrinaWorld Alzheimer Report 2015 - The Global Impact of Dementia: An analysis of prevalence, incidence, cost and trends.
[2] Organization World Health (2017), Global action plan on the public health response to dementia 2017–2025.
[3] Hyde, A. J. et al. (2016). Herbal medicine for management of the behavioral and psychological symptoms of dementia (BPSD): a systematic review and meta-analysis. Journal of Psychopharmacology, online ahead of print.
[4] Ihl, R. et al. (2011). Efficacy and safety of a once-daily formulation of Ginkgo biloba extract EGb 761® in dementia with neuropsychiatric features: a randomized controlled trial. International Journal of Geriatric Psychiatry, 26, 1186–1194.
[5] Nguyen T. A., Pham T., et al. (2020), Towards the development of Vietnam’s national dementia plan-the first step of action, Australas J Ageing, 39(2), pp. 137-141.
[6] Trường Đại học Y tế công cộng, (2021), Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học sức khoẻ, Tr 26.
[7] Lê Văn Tuấn (2014), Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội.
[8] Cao Mạnh Long (2021), Sa sút trí tuệ và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Ba Vì, Hà Nội.
[9] Nguyễn Thị Thanh Hương (2018), Nghiên cứu giá trị của thang điểm mini-cog trong tầm soát sa sút trí tuệ tại BV Lão khoa Trung ương, tr 37.
[10] Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên (2023), Thực trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại 4 phường của quận Tân Phú, Thành phồ Hồ Chí Minh, Tạp chí y học Việt Nam, Tập 527, Tháng 6 Số chuyên đề 2023.
[11] Jia L., Du Y., et al. (2020), “Prevalence, risk factors, and management of dementia and mild cognitive impairment in adults aged 60 years or older in China: a cross-sectional study”, Lancet Public Health, 5(12), pp. e661-e671.
[12] Nguyễn Ngọc Hoà (2006), Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc và một số yếu tố liên đến sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại huyện Ba Vì, Hà Tây (2005 – 2006), Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 10-35.
[13] Li G, Kukull WA, Higdon R, et al (2004), “Statin therapy and risk of dementia in the elderly: a community-based prospective cohort study”, Neurology, 63, pp. 1624–1628.