24. NGHIÊN CỨU PILOT VỀ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU, BIÊN ĐỘ VẬN ĐỘNG KHỚP CỔ, KHỚP VAI, CHỨC NĂNG SINH HOẠT HẰNG NGÀY CỦA BÀI TẬP KHỚP CỔ, KHỚP VAI THEO Y HỌC CỔ TRUYỂN VÀ BÀI TẬP VẬN ĐỘNG CỘT SỐNG CỔ THEO PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: So sánh hiệu quả cải thiện mức độ đau, biên độ vận động, chức năng sinh hoạt hằng ngày của tập vận động khớp cổ, vai của bài tập vận động khớp được giảng dạy tại trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh và bài tập khớp cột sống cổ theo phác đồ Bộ Y Tế của phục hồi chức năng. trên người bệnh thoái hoá cột sống cổ.
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không mù có nhóm chứng so sánh trước – sau điều trị 14 ngày từ tháng 04 đến tháng 08 năm 2024. Nghiên cứu 60 người bệnh được chẩn đoán thoái hoá cột sống cổ từ đủ 18 đến 60 tuổi tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - điều bệnh nghề nghiệp. Nhóm nghiên cứu dùng thuốc kết hợp tập vận động 3 lần khớp cổ, 3 lần khớp vai, nhóm chứng dùng thuốc kết hợp bài tập được hướng dẫn tự vận động cột sống cổ 3 lần theo phác đồ Bộ Y Tế. Biên độ được đo bằng thước đo tầm vận động khớp đã tiêu chuẩn.
Kết quả nghiên cứu: Phương pháp vận động khớp làm giảm VAS cổ, VAS vai, cải thiện biên độ vận động cột sống cổ, vai và cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày sau 14 ngày (p<0,05). Nhóm can thiệp cải thiện hợn nhóm chứng.
Kết luận: Nhóm can thiệp làm tăng biên độ khớp, giảm đau vùng cổ, vai và cải thiện chức năng sinh hoạt hằng ngày, kết quả điều trị chung so với nhóm chứng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Biên độ vận động khớp cổ, NDI, thoái hoá đốt sống cổ, phương pháp vận động khớp cổ 3 lần, khớp vai 3 lần
Tài liệu tham khảo
[2] Đặng Trúc Quỳnh và cộng sự (2016), tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động cột sống cổ của bài thuốc “Cát căn thang” kết hợp điện châm trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ. Tạp chí nghiên cứu Y học, 103 (5) – 2016, p 48 – 55.
[3] Nguyễn Nhược Kim (2017). Bệnh học nội khoa y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học.
[4] Tuân Võ Trọng, Đào Nguyễn Thị Anh (2021). Phương pháp xoa bóp. NXB Y học.
[5] Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng, Quy trình vận động cột sống. Nhà xuất bản Y học, 54-57.
[6] Boonstra AM, Schiphorst Preuper HR, Balk GA, Stewart RE (2014). Cut-off points for mild, moderate, and severe pain on the visual analogue scale for pain in patients with chronic musculoskeletal pain. Pain,155 (12):2545-2550.
[7] Hồ Hữu Lương. Thoái hoá cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2012: 7-96, 106-107.
[8] Chih-Hsiu Cheng et al. Exercise training for non-operative and post-operative patient with cervical radiculopathy: A literature review. JPTS. 2015 27 (9): 3011–3018.
[9] 孔令军, 郭光昕, 朱清广, et al. 从中医推拿 角度探析筋骨理论发展脉络及典型应用. 上 海中医药杂志. 2018;52 (12):5-8.
[10] 程艳彬, 房敏, 王广东, et al. 以“筋骨失 衡,以筋为先”探讨脊柱退化性疾病的推拿 治疗. 中华中医药杂志. 2015;30 (10):3470-3473.