17. KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG PHỤC HỒI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHOẺ TÂM THẦN BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá khả năng thích ứng phục hồi và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trên người bệnh trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 254 người bệnh trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 10/2021 đến tháng 4/2022. Nghiên cứu sử dụng thang đánh giá khả năng thích ứng phục hồi (Brief Resilience Coping Scale - BRCS) để lượng giá mức độ khả năng thích ứng phục hồi của người bệnh trầm cảm.
Kết quả: Người bệnh có độ tuổi trung bình là 36,1 ± 16,2 tuổi, tỷ lệ nam:nữ là 1:3,6. Người bệnh có trình độ cao đẳng và đại học chiếm 52,4%, kết hôn và đang chung sống với gia đình hoặc bạn đời chiếm 48,4%; người bệnh có khả năng thích ứng phục hồi thấp và trung bình chiếm 87,4%. Người bệnh ở nhóm dưới 35 tuổi, học vấn đại học, chưa kết hôn và mức độ căng thẳng tâm lý thấp có khả năng thích ứng phục hồi cao hơn so với nhóm còn lại.
Kết luận: Người bệnh nhóm từ 18-34 tuổi có khả năng thích ứng phục hồi tốt hơn người trên 35 tuổi. Mức độ căng thẳng tâm lý càng cao thì khả năng thích ứng phục hồi càng giảm. Cảm xúc tiêu cực tương quan thuận, tương đối chặt chẽ với khả năng thích ứng phục hồi của người bệnh trầm cảm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
trầm cảm, khả năng thích ứng phục hồi, căng thẳng tâm lý
Tài liệu tham khảo
[2] Silva H, Larach V. Treatment and Recovery Rate in Depression: A Critical Analysis. The World Journal of Biological Psychiatry. 2000;1 (2):119-23.
[3] Edward K-l. Resilience: A Protector From Depression. Journal of the American Psychiatric Nurses Association. 2005;11 (4):241-3.
[4] Sinclair VG, Wallston KA. The development and psychometric evaluation of the Brief Resilient Coping Scale. Assessment. 2004;11 (1):94-101.
[5] Nunes KG, da Rocha NS. Resilience in severe mental disorders: Correlations to clinical measures and quality of life in hospitalized patients with major depression, bipolar disorder, and schizophrenia. Quality of Life Research. 2022;31 (2):507-16.
[6] Hammen C. Stress and Depression. Annual Review of Clinical Psychology. 2005;1 (Volume 1, 2005):293-319.
[7] Liu X, Liu C, Tian X, Zou G, Li G, Kong L, et al. Associations of Perceived Stress, Resilience and Social Support with Sleep Disturbance Among Community-dwelling Adults. Stress and Health. 2016;32 (5):578-86.
[8] Yasien S, Abdul Nasir J, Shaheen T. Relationship between psychological distress and resilience in rescue workers. Saudi Med J. 2016;37 (7):778-82.
[9] Wermelinger Ávila MP, Lucchetti ALG, Lucchetti G. Association between depression and resilience in older adults: A systematic review and meta-analysis. International Journal of Geriatric Psychiatry. 2017;32 (3):237-46.
[10] Arora T, Grey I, Östlundh L, Alamoodi A, Omar OM, Hubert Lam K-B, et al. A systematic review and meta-analysis to assess the relationship between sleep duration/quality, mental toughness and resilience amongst healthy individuals. Sleep Medicine Reviews. 2022;62:101593.