67. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG NẶNG NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh nhân loãng xương nặng điều trị nội trú nằm tại nhiều khoa, có nhiều biến chứng, cần phát hiện sớm biến chứng, có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời do vậy cần quy trình thống nhất và phối hợp nhiều khoa.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động mô hình phối hợp điều trị nội trú loãng xương nặng; Phân tích tính phù hợp và khả năng duy trì hoạt động mô hình phối hợp điều trị loãng xương nặng tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2024
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp quy trình điều trị bệnh nhân loãng xương nặng tại 3 khoa lâm sàng trong 3 tháng. Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
Kết quả: Thời gian nằm viện trước, sau can thiệp 7-14 ngày tăng lên (40,5%, 64,4%), trên 14 ngày giảm đi (40,5% và 24,4%). Tỷ lệ thực hiện hoạt động thăm khám “màu sắc da vùng tỳ đè”, “đau vùng tổn thương”, “khả năng vận động” trước sau can thiệp lần lượt là (16,7%, 51,1%, p=0,001; 38,1%, 71,1%, p=0,002; 76,2%, 100%, p=0,001). Chỉ định truyền thuốc chống huỷ xương, dự phòng huyết khối, vớ áp lực tăng có ý nghĩa thống kê sau can thiệp (52,4%, 77,8%, p=0,013; 40,5%, 77,8%, p<0,001; 2,4%, 31,1%, p<0,001). Hội chẩn chuyên khoa để truyền thuốc chống hủy xương (47,6%, 82,2%, p=0,001), tập vật lý trị liệu (16,7%, 62,2%, p<0,001).
Kết luận: Bước đầu triển khai mô hình phối hợp điều trị loãng xương nặng nội trú ghi nhận kết quả tích cực, phù hợp với tình hình thực tế và có khả năng tiếp tục duy trì triển khai mô hình tại các khoa lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
loãng xương nặng, phối hợp chuyên khoa
Tài liệu tham khảo
[2] Åkesson KE, Ganda K, Deignan C, et al. Post-fracture care programs for prevention of subsequent fragility fractures: a literature assessment of current trends. Osteoporos Int. 2022 Aug;33(8):1659-1676. doi: 10.1007/s00198-022-06358-2. Epub 2022 Mar 24.
[3] Gehlbach S, Saag KG, Adachi JD, et al (2012) Previous fractures at multiple sites increase the risk for subsequent fractures: the global longitudinal study of osteoporosis in women. J Bone Miner Res 27(3):645–653. https://doi.org/10.1002/jbmr.1476
[4] Flikweert, E.R., Wendt, et al. Complications after hip fracture surgery: are they preventable. Eur J Trauma Emerg Surg 44, 573–580 (2018). https://doi.org/10.1007/s00068-017-0826-2
[5] Sachdeva A, Dalton M, Lees T. Graduated compression stockings for prevention of deep vein thrombosis. Cochrane Database Syst Rev. 2018 Nov 3;11(11):CD001484. doi:
10.1002/14651858.CD001484.pub4.
[6] Rui Y, Qiu X, Zou J, et al. [Clinical application of multidisciplinary team co-management in geriatric hip fractures]. Zhongguo Xiu Fu Chong Jian Wai Ke Za Zhi. 2019 Oct 15;33(10):1276-1282. Chinese. doi: 10.7507/1002-1892.201905017.