63. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH BỀ MẶT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH DẤU HUỲNH QUANG TẠI 02 KHOA, NỘI ĐIỀU TRỊ THEO YÊU CẦU VÀ ĐIỀU TRỊ CÁN BỘ CAO CẤP, BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Nguyễn Trần Quỳnh Như1, Lê Thị Hải Xuân1, Nguyễn Thị Ngọc Ánh1, Lê Đình Thanh1
1 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường bề mặt bằng phương pháp đánh dấu huỳnh quang trước và sau can thiệp tập huấn nhân viên vệ sinh tại 02 khoa lâm sàng Bệnh viện Thống Nhất.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng chất huỳnh quang đánh dấu trên các bề mặt cần đánh giá chất lượng vệ sinh trước và sau khi can thiệp tập huấn cho nhân viên thực hiện vệ sinh môi trường.


Kết quả: Trước can thiệp ghi nhận kết quả bề mặt môi trường sạch bằng phương pháp quan sát trực quan là 94,5%, tỉ lệ sạch sử dụng phương pháp đánh dấu huỳnh quang là 47,6%. Sau can thiệp môi trường bề mặt đánh giá sạch bằng phương pháp trực quan tăng lên đạt 97%, bề mặt sạch hoàn toàn bằng phương pháp đánh dấu huỳnh quang tăng lên là 74,8%. Cụ thể bề mặt sàn sạch tăng từ 45,5% lên 74,3%, thành giường bệnh sạch tăng từ lên 51,9% lên 75,4%, tủ đầu giường sạch tăng từ 42,3% lên 76,4%, gương sạch tăng từ 50% lên 77,5 %, bàn ăn sạch tăng từ 55,6% lên 71,4%.


Kết luận: Giải pháp sử dụng phương pháp đánh dấu huỳnh quang trong đánh giá chất lượng vệ sinh bề mặt và can thiệp tập huấn cho nhân viên thực hiện quy trình vệ sinh tại 02 khoa Nội Điều Trị Theo Yêu Cầu và Điều Trị Cán Bộ Cao Cấp đạt hiệu quả cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Quyết định 1886/QĐ-BYT của Bộ Y tế: “Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2016 -2020” (Bộ Y tế), (2016).
[2] Quyết định 3916/QĐ-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt trong các cơ sở khám bệnh (Bộ Y tế), (2017).
[3] Nguyễn Thị Hồng Vân (2016). “Sử dụng phương pháp đánh dấu huỳnh quang khảo sát hiệu quả công tác làm sạch các vị trí tiếp xúc thường xuyên tại phòng bệnh, phòng thủ thuật, phòng hồi sức, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM”. Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn Tp. HCM tháng 12/2016.
[4] Quyết định 3671/QĐ-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Bộ Y tế), (2012).
[5] APSIC (2013). “Guidelines for environmental cleaning and decontamination”• number 5.
[6] CDC (2010). “Option for Evaluating Environtmental Cleaning”, Level II, Appendix B - Objective Methods for Evaluating Environmental Hygiene, number 1,23